5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh hen phế quản còn gọi là bệnh hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp trong đó có liên quan đến nhiều tế bào và thành phần tế bào. 

Sự rối loạn mạn tính đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá mức ở cuống phổi, viêm, làm tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường thở từng cơn.

Triệu chứng của suyễn có thể được xếp từ nhẹ đến nặng gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều loại thuốc hay thay đổi lối sống.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở từng người sẽ khác nhau do cơ địa và thể trạng mỗi người khác nhau. Nhưng thường do những nguyên nhân cơ bản sau:

  • Dị ứng với những yếu tố từ môi trường: khói, bụi, phấn hoa, lông chó mèo, gián, hóa chất, mùi nặng…
  • Dị ứng với thực phẩm: các thức ăn đóng hộp, đồ khô, hải sản.
  • Dị ứng với thời tiết.
  • Do dùng một số loại thuốc: aspirin, thuốc cảm, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.
  • Do các yếu tố đến từ trong cơ thể: căng thẳng, stress, hay mắc phải một số bệnh như bệnh dạ dày, ruột, viêm xoang…
  • Di truyền

Dấu hiệu của bệnh hen suyễn

Tính trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được gọi dân gian là lên cơn hen. Dấu hiệu thường thấy của một cơn hen suyễn là thở dồn dập, và thở khò khè, triệu chứng sau được xem là dấu hiệu thường thấy. Ho từng cơn và ra đờm trong có thể là triệu chứng. Hen suyễn thường là những cơn bất chợt; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn và việc thở khò khè diễn ra (thường là cả lúc hít và thở).

Dấu hiệu của mỗi cơn hen là thở khò khè, thở gấp, thở ra nhiều, nhịp tim nhanh, tiếng từ trong cuống phổi, và sự thu hẹp quá lố của phổi.

Nếu là một cơn hen suyễn nghiêm trọng, cần nhiều cơ hô hấp có thể được sử dụng, các mô giữa lồng ngực được kéo về hai bên và bên trên xương ức và xương đòn, và hiện diện sự trái ngược của nhịp tim (tim đập yếu lúc hít vào và mạnh khi thở ra).

Trong một cơn nghiêm trọng, người bệnh suyễn có thể bị xanh xao do thiếu oxy, đau ngực và mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể sẽ làm ngừng hô hấp và dẫn đến cái chết. 

Điều trị bệnh hen suyễn bằng thuốc nào?

1. Thuốc trị hen suyễn bằng Tây y

Thuốc trị hen suyễn bằng Tây y Tây y chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, thường được chia làm 2 loại là thuốc cắt cơn hen và thuốc điều trị dự phòng.. Người bệnh hoặc người nhà của người bị bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc trị hen suyễn hiệu quả sau đây:

  • Nhóm thuốc cắt cơn hen suyễn

Các thuốc điều trị hen suyễn nhóm cắt cơn hen là lựa chọn đông đảo của nhiều người bệnh. Thuốc hen suyễn này có tác dụng khởi phát nhanh nhất (3-5 phút), kéo dài trong 4-6 giờ, ít tác dụng phụ nhất, so với các dạng thuốc uống hoặc tiêm. Thuốc giãn phế quản cắt cơn hen suyễn có tác dụng ngắn và nhanh được dùng nhiều nhất là Salbutamol (biệt dược Ventolin) và terbutalin, dùng ở dạng hít định liều MDT (Meter Dose Inhaler) rất tiện dụng.

Những bệnh nhân hen suyễn lúc nào cũng nên có sẵn trong người ống thuốc hít cắt cơn hen suyễn như Ventolin để sẵn sàng hít ngay khi thấy triệu chứng cơn hen xuất hiện. Thuốc hen suyễn này có tác dụng mở rộng đường thở trong thời gian ngắn hay con gọi là thuốc cắt cơn hen gồm các thuốc dạng xịt và tiêm: asthaline hoặc tiêm salbutamol, bricanyl… đây được cọi là những thuốc trị hen suyễn tốt nhất trong việc cắt cơn hen nhanh hiện nay.

  • Nhóm thuốc điều trị dự phòng hen suyễn

Thuốc trị hen suyễn dạng dự phòng hay còn gọi là thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, thuốc hen suyễn này sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai. Các loại  thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài. Thuốc giúp kiểm soát cơn hen dài hạn, giảm viêm, tránh cơn hen như các thuốc uống: becotide, inflamide, pulmicort, flixotide…

2. Thuốc trị hen suyễn bằng Đông y

Theo Đông y, bệnh hen suyễn gây ra bởi những nguyên nhân do chức năng của nội tạng trong cơ thể mất cân bằng, mà chủ yếu là 3 tạng : Tỳ, Phế, Thận bị suy yếu gây ra bệnh hen suyễn.

Thuốc Đông y chữa hen suyễn có tác dụng: tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp bổ hư. Cách điều trị hen suyễn theo Đông y là dùng thuốc chữa hen suyễn nhằm mục đích không chỉ chữa trị triệu chứng bên ngoài mà còn diệt căn nguyên bên trong bệnh.

Bài thuốc Đông y được coi là thuốc trị hen suyễn tốt nhất và hiệu quả nhất, ngay cả với những bệnh nhân đã bị lâu năm. Thuốc trị hen suyễn ở đây là sự kết hợp các thảo dược tự nhiên vừa bồi bổ sức khỏe, nâng cao chức năng của tạng phủ, tăng sức đề kháng và bài trừ các nguyên nhân gây bệnh hen phế quản. Tùy theo thể bệnh mà sẽ có phương pháp trị bệnh khác nhau.

Theo Đông y, bệnh hen suyễn chia làm 3 thể bệnh là: Phong hàn, Phong đờm và Phong nhiệt, dưới đây là bài thuốc chữa bệnh hen suyễn theo từng thể bệnh:

  • Chữa hen suyễn thể Phong hàn: nhục quế, hạt tía tô, bán hạ mỗi loại 8g, hạt ý dĩ 10g bỏ vào sắc lấy 1/3 nước, chia 2 lần uống trước bữa ăn, trước khi uống đun lại thuốc cho ấm.

Những vị thuốc hen suyễn này có tác dụng: Trừ hàn, tiêu đờm, chống dị ứng

  • Chữa hen suyễn thể Phong đờm: cam thảo 8g, cát cánh, mạch môn, hoàng cầm, khoản đông hoa, hạnh nhân mỗi loại 12g, tiền hồ, tri mẫu, tỳ bà diệp mỗi loại 16g, kim ngân hoa 20g. Bỏ vào sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Mục đích của thuốc hen suyễn thể Phong đờm: Tiêu đờm, sạch họng

  • Chữa hen suyễn thể Phong nhiệt: cam thảo 4g, tô tử 6g, ma hoàng 8g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, khoảng 10 – 20 quả bạch quả. Bỏ vào sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Mục đích thuốc hen suyễn thể Phong nhiệt: Thanh nhiệt, chống dị ứng

Bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính không thể chữa được, nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát. Vì bệnh hen suyễn thường thay đổi theo thời gian, điều quan trọng là bạn phải làm việc với bác sĩ để theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bạn và điều chỉnh điều trị nếu cần.

P.s: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên đến trực tiếp các bệnh viện để bác sĩ tư vấn theo từng thể trạng cơ địa để việc điều trị an toàn và hiệu quả.