Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan phổ biến, dễ dẫn đến xơ gan, viêm gan, trầm trọng hơn là ung thư gan nếu không điều trị sớm. Vậy gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết của ICondom dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Hiểu thế nào về bệnh gan nhiễm mỡ
Mô gan bị viêm do tích tụ quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ và làm suy yếu chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 giai đoạn. Gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nhưng, triệu chứng viêm gan để lâu sẽ dẫn đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan nếu không điều trị sớm.
Những người nằm trong độ tuổi từ 40-60 thường mắc gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, gan nhiễm mỡ không có tính di truyền hoặc lây lan từ người này sang người khác. Gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại, bao gồm: Gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu.
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân xuất phát do đâu?
Gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại và mỗi loại sẽ tương ứng với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cụ thể:
Đối với gan nhiễm mỡ do rượu
Hấp thu quá mức các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… là yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Việc phân giải mỡ xấu bị giảm, lượng mỡ thừa tăng lên và gây ứ đọng trong gan là những hậu quả mà chất cồn trong bia, rượu gây ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng thường xuyên các loại đồ uống có cồn sẽ khiến việc phân giải lipoprotein trong máu bị ức chế, dẫn đến quá trình chuyển hoá lipid máu bị rối loạn.
Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng rượu bia với liều lượng ít thì tế bào gan có thể tự phục hồi. Và ngược lại, nếu người bệnh uống rượu bia với liều lượng quá mức thì tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.
Đối với gan nhiễm mỡ không do rượu
- Bị thừa cân, béo phì: Một thực tế cho thấy, nguy cơ tích lũy mỡ thừa trong gan là rất cao nếu có một lượng lớn mỡ thừa trong cơ thể.
- Bị suy dinh dưỡng trầm trọng: Cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein do thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tích tụ triglyceride trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ.
- Giảm cân không hợp lý: Trong một thời gian ngắn, nếu người bệnh giảm cân quá mức sẽ khiến lipolysis trong cơ thể bị kích thích, dẫn đến tình trạng lượng chất béo tăng lên. Bên cạnh đó, quá trình peroxy hóa lipid cũng diễn ra nhanh chóng, gây tổn thương ở tế bào gan.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ như dexamethason, prednisolon,… Các loại thuốc này có tác dụng phụ là gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa lipoprotein.
- Mỡ máu cao cũng được xem là nguyên nhân khiến gan tích lũy lượng mỡ thừa quá mức.
Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp những triệu chứng nào?
Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ phát hiện các triệu chứng cụ thể khi gan bị tổn thương trầm trọng. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết được những dấu hiệu xảy ra bên ngoài như:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể lờ đờ, uể oải.
- Sụt hay tăng cân bất thường.
- Trí nhớ bị suy giảm.
Nếu không điều trị sớm thì sẽ dẫn đến xơ gan. Khi mắc bệnh xơ gan, bệnh nhân thường gặp một số triệu chứng nặng hơn như:
- Mắt hoặc da chuyển sang màu vàng.
- Mắt cá chân và bụng sưng to.
- Xuất hiện các sao mạch.
- Lòng bàn tay son.
- Lách bụng.
Bệnh gan nhiễm mỡ gây ra không ít phiền toái cho người bệnh và sẽ dẫn đến biến chứng trầm trọng nếu không điều trị sớm. Một số biến chứng gan nhiễm mỡ có thể kể đến như ung thư gan, xơ gan, bệnh tim mạch,… Chính vì thế, khi phát hiện các triệu chứng nói trên, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Ai có thể trở thành nạn nhân của bệnh này?
Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của gan nhiễm mỡ nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ thường xảy ra ở những đối tượng sau:
- Người bị thừa cân, béo phì, béo bụng.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Những người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Suy giáp.
- Suy tuyến yên.
Làm sao để hạn chế tối đa mắc bệnh gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ tuy để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và tác động đến sức khỏe người bệnh. Thế nhưng, bạn cũng có thể phòng ngừa và cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh nếu áp dụng những phương pháp dưới đây:
Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho gan
- Bổ sung nhiều rau, củ, quả: Việc ăn nhiều rau củ quả có tác dụng đẩy lùi quá trình tích tụ mỡ trong gan, làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan, nhờ chất xơ và chống oxy hoá có trong các loại thực phẩm đó.
- Bổ sung nhiều chất đạm như trứng, các loại đậu đỗ, thịt, cá,… Đối với người mắc gan nhiễm mỡ, không nên kiêng tuyệt đối các loại thực phẩm chứa mỡ, vì cấu tạo cơ thể cần mỡ nhằm mục đích chuyển hoá các chất có trong cơ thể.
- Cá tươi là loại thực phẩm giàu axit-omega 3, ít chất béo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
- Bổ sung các loại thảo dược thiên nhiên như trà xanh, atiso, lá sen,… giúp giải độc, thanh nhiệt. Bên cạnh đó, còn giúp giảm thiểu tối đa lượng mỡ trong gan.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau:
- Tránh sử dụng các chất béo, mỡ động vật: Do các chất béo, mỡ động vật sẽ khiến lượng cholesterol tăng lên. Việc sử dụng quá mức mỡ động vật sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mỡ của gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
- Tránh sử dụng các gia vị cay, nóng: Nên hạn chế sử dụng các gia vị cay, nóng như tiêu, ớt, tỏi,…
- Kiêng sử dụng các loại thực phẩm giàu cholesterol: Trứng lộn, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật,…
- Tránh sử dụng quá mức các chất kích thích như rượu, thuốc lá, bia,… Sử dụng quá mức các chất kích thích sẽ khiến chức năng gan bị suy yếu.
Kiên trì tập luyện thể thao
Với phương pháp này, người bệnh nên duy trì từ 30-60 phút cho một bài tập thể dục và đều đặn 5 ngày/tuần, để giảm thiểu lượng mỡ hiệu quả. Một số bài tập có cường độ cao mà bạn có thể áp dụng như squat, tập tạ,… Việc tập luyện thể dục đều đặn sẽ giúp giảm viêm nhanh chóng và cải thiện hiệu quả tình trạng gan nhiễm mỡ.
Cải thiện tình trạng béo phì, thừa mỡ bằng cách giảm cân
Có thể bạn chưa biết, nếu trọng lượng cơ thể giảm đi 5% thì lượng chất béo trong gan sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, việc giảm từ 7%-10% trọng lượng cơ thể sẽ hạn chế tối đa tình trạng viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào gan.
Tuy nhiên, người bệnh nên giảm cân hợp lý và an toàn bằng cách tập luyện và có chế độ ăn kiêng hợp lý. Không nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm cân hoặc giảm cân nhanh chóng, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến gan.
Giảm lipid máu
Statin và fibrate đều là những loại thuốc có công dụng làm giảm lipid máu dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, sử dụng hai loại thuốc này còn giúp giảm men gan và đề kháng insulin.
Cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho gan
Bạn nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:
- Vitamin D: Vitamin D trong cơ thể ở mức độ thấp sẽ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Chính vì thế, người bệnh nên cung cấp các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D như sữa,… Tuy nhiên, nên lựa chọn các loại sữa chứa ít chất béo.
- Kali: Cá hồi, rau bông cải xanh, khoai lang, đậu Hà Lan,… là những thực phẩm chứa nhiều kali.
- Betaine (Trimethylglycine) là hợp chất nitơ phi protein có trong cá biển. Ngoài ra, lúa mì và tôm cũng chứa nhiều betaine. Chất này có tác dụng bảo vệ gan khỏi sự tích tụ của mỡ, làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
- Silymarin là chất có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Tiêm phòng virus
Nhằm ngăn ngừa và phòng tránh tối đa sự xâm nhập của virus gây hại cho gan, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tiêm phòng viêm gan A,B,C
Gan nhiễm mỡ là gì và các phương pháp phòng tránh bệnh đã được giải đáp thông qua bài viết trên.
Xem thêm
Be the first to write a comment.