Nhiều người khi vừa phát hiện bệnh thường lo lắng: “gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ“ có chữa khỏi hẳn được không? Để trả lời cho câu hỏi trên, ICondom xin cung cấp cho bạn đọc bài viết “gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ có chữa khỏi hẳn được không?” Mong rằng sẽ giúp nhiều cho bạn trong việc điều trị bệnh!
Gan nhiễm mỡ là gì?
Trong các phần nội tạng trên cơ thể, gan được xem như là bộ phận chủ chốt đảm nhiệm vai trò thải độc, chuyển hóa các chất, sản xuất mật và nhiều chức năng quan trọng khác. Một lá gan khỏe mạnh sẽ thực hiện nhiệm vụ của nó một cách “hoàn hảo”, tuy nhiên khi gan bị nhiễm mỡ, các chức năng từ đó cũng suy giảm.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ thừa tích tụ trong gan chiếm hơn 5% trọng lượng của nó, trong khi đó lá gan bình thường chỉ chiếm khoảng 3-5%. Quá trình gan nhiễm mỡ tăng lên qua từng cấp độ, cụ thể là:
- Mức độ nhẹ (gan nhiễm mỡ độ 1): Trong giai đoạn đầu của bệnh, mỡ chiếm từ 5-10% trọng lượng lá gan.
- Mức độ vừa (gan nhiễm mỡ độ 2): Ở giai đoạn này mỡ trong gan chiếm khoảng 10-25% trọng lượng lá gan.
- Mức độ nặng (gan nhiễm mỡ độ 3): Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn này thì gan cũng bị tổn thương gần hết, lượng mỡ trong gan chiếm tới hơn 30% trọng lượng lá gan. Do đó người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nhược trầm trọng.
Biểu hiện của gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ
Đa số ở giai đoạn này chức năng gan vẫn còn được hoạt động một cách bình thường, vì vậy nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này khả năng điều trị khỏi bệnh sẽ rất cao. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lúc này cũng còn mờ nhạt. Thông thường sẽ có một vài các biểu hiện sau:
- Chán ăn, dễ bị đầy hơi chướng bụng: Người bệnh thường ăn không ngon, ngán dầu mỡ, sau khi ăn xong hay đầy hơi và khó tiêu.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi: Khi gan tổn thương, chức năng gan ít nhiều cũng bị suy giảm. Do đó, việc chuyển hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, lâu dần cơ thể mệt mỏi, suy nhược do phần độc tố còn tích tụ lại.
- Đau hạ sườn phải: Các cơn đau thường không diễn ra thường xuyên và liên tục, nên người bệnh thường lầm tưởng do hiện tượng giãn cơ vùng hạ sườn gây nên. Do đó, đây là triệu chứng mà người bệnh thường chủ quan và bỏ qua.
- Da vàng vọt: Khi gan tổn thương nồng độ Bilirubin trong máu sẽ tăng lên, khi đó chất này sẽ làm da bạn trông vàng hơn bình thường.
- Gan to: Người bệnh sẽ khó để phát hiện ra gan của mình to hơn bình thường nếu không thăm khám định kỳ, việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ gan của bạn có bị to hay không. Do đó thường xuyên kiểm tra sức khỏe cũng giúp bạn sớm phát hiện gan nhiễm mỡ giai đoạn nhẹ.
Nguyên nhân nào gây gan nhiễm mỡ?
Có nhiều nguyên nhân tác động gây gan nhiễm mỡ, xong đa số là do:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều dầu mỡ: Một chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ và chất béo xấu sẽ gây quá tải cho gan, nếu không thể chuyển hóa chúng sẽ tích tụ và gây ra gan nhiễm mỡ. Thường xuyên sử dụng rượu bia cũng không mang lại lợi ích gì cho gan, ngược lại còn khiến bộ phận này tổn thương nghiêm trọng.
- Không thường xuyên vận động thể thao: Khi bạn có sở thích ăn nhiều chất béo và không thích vận động thể chất, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mỡ tích tụ trong gan tăng nhanh.
- Do virus viêm gan: Các loại virus viêm gan B,C… cũng là nguyên nhân gây tổn thương cho gan, từ đó chức năng gan kém gây ra gan nhiễm mỡ.
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Việc mắc các bệnh rối loạn lipid máu, đái tháo đường trước đó cũng là một trong các nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ.
- Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể thừa cân sẽ gây gánh nặng cho gan, chúng sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường, khi không thể giải quyết hết vì quá nhiều sẽ gây tồn đọng mỡ thừa trong gan.
- Do rối loạn nội tiết hoặc di truyền: Bệnh lý gan nhiễm mỡ cũng có thể xảy ra do di truyền.
Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ có chữa khỏi hẳn được không?
Trong nhiều trường hợp, bệnh gan nhiễm mỡ nếu phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh, bệnh tình sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Điều trị bằng thuốc
Qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh bằng thuốc với cách dùng và liều lượng phù hợp cho từng người, sau đây là một số thuốc thường được dùng như:
- Các loại vitamin và acid amin: Khi gan tổn thương, cơ thể sẽ thiếu chất và suy nhược, việc bổ sung các loại vitamin nhóm B, C, E,… và các acid amin giúp hỗ trợ chuyển hóa lượng mỡ dư thừa trong gan, phục hồi cơ thể hiệu quả.
- Choline: Bổ sung Choline cho người uống rượu bia sẽ giúp giảm tổn thương cho gan, thúc đẩy quá trình hòa tan mỡ và thải độc tại gan.
- Thuốc rối loạn lipid máu, viêm gan do virus: Nếu trường hợp người bị gan nhiễm mỡ mắc chứng rối loạn lipid máu hoặc viêm gan virus, thì bác sĩ sẽ kèm thêm các loại thuốc điều trị bệnh, điều này cũng giúp gan không bị tổn thương thêm và quá trình điều trị gan nhiễm mỡ cũng được thuận lợi hơn.
Thay đổi chế độ sống lành mạnh hơn
Đối với người bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, việc thay đổi chế độ sống sẽ giúp rất nhiều trong việc phục hồi các tổn thương ở gan, bởi nguyên nhân gây bệnh đa số là do chế độ ăn uống và ít vận động gây nên. Dưới đây là một số thông tin hữu ích dành cho người bị gan nhiễm mỡ:Ăn nhiều loại rau xanh và trái cây: Việc bổ sung rau, củ, quả trong bữa ăn luôn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe, ngoài ra ăn nhiều rau xanh giúp người bệnh chuyển hóa lượng mỡ thừa tốt hơn.
- Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Các loại thức ăn nhanh và đồ chiên rán không tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Bạn không cần kiêng khem quá mức, tuy nhiên hạn chế tối đa sẽ mang lại kết quả tích cực trong việc điều trị bệnh.
- Thường xuyên tập thể dục: Chạy bộ hay vận động các bài tập thể chất sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ trong gan, cơ bắp săn chắc và tăng sức bền cho cơ thể, từ đó tinh thần bạn cũng vui vẻ, lạc quan hơn.
- Không nên dùng các chất kích thích: Như bạn đã biết, sử dụng rượu bia thường xuyên sẽ làm gan tổn thương và suy giảm chức năng, vì vậy người bệnh gan nhiễm mỡ nên nhanh chóng loại bỏ thức uống này ra khỏi cơ thể.
Trên đây là những lưu ý mà ICondom dành tặng cho bạn, việc “gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ có chữa khỏi hẳn được không?” thì câu trả lời là “CÓ”. Do đó bạn đừng quá lo lắng, hãy làm theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ sẽ giúp bạn sớm khỏi bệnh.
Xem thêm
Be the first to write a comment.