5/5 - (1 bình chọn)

Hàng năm tại các công ty đều có lịch khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Nhiều người băn khoăn hỏi việc khám sức khoẻ tại công ty không biết có phát hiện ra bệnh hay chỉ là thủ tục?

Căn cứ theo quy định tại Điều 152, Luật Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Bộ luật lao động 2012 viết:

(1) Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.

(2) Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Về phía Doanh nghiệp khám tổng quát cho người lao động bao gồm những bước sau đây. Với mức giá khác nhau tuỳ từng công ty lựa chọn phòng khám/ bệnh viện

Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn quy trình khám sức khỏe công ty, doanh nghiệp như sau:

(1) Lập hồ sơ, cập nhật đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin về tiền sử sức khỏe bệnh tật của bản thân và gia đình.

(2) Khám thể lực chung: đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp, nhịp thở.

(3) Khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa: nội, ngoại, da liễu, phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt…

(4) Khám cận lâm sàng bắt buộc:

  • Công thức máu, đường máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu (đường, protein, tế bào).

(5) Khám cận lâm sàng khác: Chụp X – quang tim phổi thẳng, nghiêng; một số xét nghiệm cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ.

Một số hạng mục khuyến cáo nên áp dụng khi khám sức khỏe định kỳ: 

  • Khám mắt, kiểm tra sức khỏe cột sống và các bệnh liên quan đến xương khớp đối với nhân viên làm việc văn phòng.
  • Kiểm tra thính giác bằng máy đo thính lực nếu làm việc trong môi trường có mức tiếng ồn cao.
  • Siêu âm tổng quát, điện tâm đồ.
  • Xét nghiệm sinh hóa: mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận…
  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (đối với nữ giới).
  • Xét nghiệm virus viêm gan.
  • Xét nghiệm sàng lọc ung thư.
  • Tư vấn sức khỏe.

Căn cứ vào kết quả lâm sàng và cận lâm sàng, người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ của người lao động, kết luận: khỏe mạnh hay mắc bệnh (nếu có, ghi tên bệnh cụ thể), xếp loại sức khỏe (I, II, III, IV, V). Nếu có chỉ định điều trị, cần ghi rõ chuyên khoa để điều trị bệnh, phục hồi chức năng.

Một số bệnh viện/phòng khám có dịch vụ khám người lao động cho doanh nghiệp như

Bệnh viện Vinmec: Hệ thống Y tế Vinmec thuộc tập đoạn Vingroup được quản lý và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Cùng với những thiết bị y khoa tân tiến, tương đương với các bệnh viện hàng đầu tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản và Singapore.

Bệnh viện ĐH Y Hà Nội: Là bệnh viện đa khoa trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Bệnh viện được thành lập nhằm mục tiêu triển khai mô hình kết hợp giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho sinh viên, học viên và bác sĩ của các cơ sở y tế trong cả nước

Phòng khám Medelab: Phòng khám đa khoa MEDELAB thuộc tuyến 3 tương đương tuyến Huyện khám chữa bệnh BHYT

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn: Hoàn thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe định kỳ cho công nhân viên các công ty, doanh nghiệp và tự tin phòng khám là một trong những thế mạnh của mình.

Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ:

Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ đầu tiên ra đời và tọa lạc tại 124 Trần Quốc Thảo, Phường 7, Quận 3, Tp.HCM – Bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên trên Thành phố Hồ Chí Minh.

Với chất lượng và dịch vụ gói khám mà công ty hỗ trợ người lao động cùng với quy trình khám khá đầy đủ. Bạn đọc có thể tin tưởng rằng việc phát hiện ra bệnh lý khi khám tổng quát tại công ty là điều chắc chắn. Tuy nhiên sau khi chẩn đoán lâm sàng nếu mắc bệnh chuyên khoa các bác sĩ sẽ tư vấn để giúp bạn chữa bệnh kịp thời.