5/5 - (1 bình chọn)

Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch khớp tăng quá mức, chèn ép lên các tổ chức gây đau nhức. Bạn băn khoăn “người bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không”? Xoa bóp có làm bệnh thuyên giảm không hay khiến bệnh trở nên nặng hơn? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng ICondom tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tràn dịch khớp gối là gì? Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch khớp tăng quá mức dẫn đến sưng, phù nề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối như:

  • Chấn thương, tai nạn: người bệnh bị chấn thương đầu gối khi vận động quá mạnh hoặc tai nạn làm cho các tổ chức quanh khớp (như dây chằng, sụn khớp, xương, mô,…) bị tổn thương.
  • Các bệnh lý của khớp: như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout, thấp khớp,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối.
  • Tuổi tác: quá trình thoái hóa của cơ thể làm cho các khớp không còn săn chắc, dễ bị tổn thương hơn. Do đó, tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh xương khớp càng lớn. Quá trình hồi phục khi bị tổn thương cũng diễn ra chậm hơn.
  • Nhiễm trùng khớp: các loại vi khuẩn (vi khuẩn lao,…), virus làm khớp bị viêm, tổn thương.
  • Béo phì: Đây cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến tràn dịch khớp gối, đặc biệt ở những người có BMI >23 (kg/m2). Trọng lượng của cơ thể càng cao thì áp lực lên khớp gối càng lớn, làm khớp dễ bị tổn thương, nguy cơ gây tràn dịch khớp càng cao.

Triệu chứng, biến chứng của người bệnh tràn dịch khớp gối

Bình thường, lượng dịch trong khớp vừa đủ giúp khớp di chuyển dễ dàng, giảm ma sát. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối, lượng dịch trong khớp quá nhiều làm khớp sưng, phù nề, đau nhức. Bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi vận động như đi lại, gập, duỗi đầu gối. Cứng khớp cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối.

Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp nặng, khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn làm bệnh nhân có thể mất khả năng vận động. Ngoài ra, nhiễm trùng khớp có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, làm tổn thương các cơ quan quan trọng khác như thận, thần kinh, mắt,..

  1. Người bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không?

Tràn dịch khớp gối làm bệnh nhân đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Điều trị sớm và đúng cách có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trên. Tùy thuộc và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân điều trị bằng thuốc giảm đau, chống viêm, phương pháp vật lý trị liệu, hút dịch thừa trong khớp hoặc phẫu thuật phù hợp.

Bệnh nhân bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà việc xoa bóp có thể đem lại hiệu quả tích cực hoặc tiêu cực. Nếu xoa bóp đúng cách, phương pháp này có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối như:

  • Giúp khớp được thả lỏng, giảm tình trạng đau nhức, sưng khớp.
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm lượng dịch dư thừa, giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết đến khớp viêm. 
  • Tăng độ đàn hồi của cơ, giúp bệnh nhân vận động dễ dàng hơn.

Các trường hợp bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, chưa có các biến chứng nguy hiểm thì việc xoa bóp đúng cách sẽ giúp giảm cảm giác đau đớn, tăng cường tuần hoàn máu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không điều trị dứt điểm bệnh.

Các trường hợp nặng hơn kèm biến chứng, phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời, không có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh không thực hiện đúng kỹ thuật khi xoa bóp có thể làm cho tình trạng viêm, sưng, đau nhức trở nên nặng hơn, dẫn đến hỏng khớp.

Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để xác định tình trạng bệnh trước khi xoa bóp và thực hiện đúng kỹ thuật, tránh trường hợp làm bệnh trở nặng.

  1. Hướng dẫn cách xoa bóp khi bị tràn dịch khớp gối

Phương pháp xoa bóp có tác dụng hỗ trợ trong quá điều trị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh phải thực hiện đúng kỹ thuật thì phương pháp này mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây: 

Chuẩn bị trang phục, chỗ ngồi thoải mái

Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái giúp thuận tiện cho quá trình xoa bóp. Không nên mặc quần bó sát, chất liệu thô cứng. Lựa chọn chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái để tiến hành khởi động, xoa bóp.

Khởi động trước khi xoa bóp

Bạn nên thực hiện các thao tác khởi động giúp cơ thể được thả lỏng, thoải mái trước khi xoa bóp:

  • Hít vào thật sâu, sau đó thở ra từ từ. Lặp lại động tác này 3 lần.
  • Nâng vai lên, hạ xuống. Lặp lại động tác này 3 lần.
  • Đưa hai tay hướng lên trời, song song với nhau. Lặp lại động tác này 3 lần.
  • Đưa hai cánh tay song song trước mặt, ngang bằng vai, sau đó hạ xuống. Lặp lại động tác này 3 lần.
  • Nâng một đầu gối lên cao, vuông góc với mặt đất. Sau đó đổi chân, thực hiện tương tự. Lặp lại động tác này 3 lần.

Kỹ thuật xoa bóp

Dùng gốc bàn tay (nơi tiếp giáp giữa lòng bàn tay và cổ tay) để tiến hành xoa bóp. Không nên dùng cổ tay để tránh tạo áp lực, gây đau nhức cổ tay.

Trong quá trình xoa bóp, dùng gốc bàn tay chuyển động tiến lùi một cách nhẹ nhàng, lực vừa phải lên gối. Bên cạnh đó, người bệnh nên giữ nguyên hai chân ở đúng vị trí, hạn chế di chuyển chân trong quá trình xoa bóp. Vì nếu bệnh nhân di chuyển chân quá nhiều, lực gốc bàn tay tác động lên gối bị phân tán dẫn đến làm giảm hiệu quả của quá trình xoa bóp.

Các bước xoa bóp cụ thể

  • Xoa bóp đầu gối: Dùng hai tay tác động nhẹ nhàng lên đầu gối, kéo dài đến phía đùi, kết hợp với hít thở sâu. Lặp lại động tác này từ 5-10 lần.
  • Xoa bóp phần đùi trước: Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân mở rộng, cố định, đẩy hông về phía trước. Đặt bàn tay lên đùi phải, tác động một lực vừa phải di chuyển hướng xuống đầu gối và dừng lại. Lặp lại động tác này 5 lần và thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Xoa bóp bên ngoài đùi: Đặt gốc bàn tay ở bên ngoài đùi, tác động một lực vừa phải, nhẹ nhàng di chuyển hướng xuống đầu gối. Lặp lại động tác này 5 lần và thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Xoa bóp bên trong đùi: Đặt gốc bàn tay lên bên trong đùi. Tác động một lực vừa phải, di chuyển hướng xuống đầu gối. Lặp lại động tác trên 5 lần và thực hiện tương tự với chân còn lại.
  • Xoa bóp bằng lòng bàn tay: Người bệnh ngồi trên sàn nhà, đặt hai bàn tay lên hai đầu gối. Tiếp đó, đặt hai lòng bàn tay lên hai đầu gối, tác động một lực vừa đủ, xoa bóp theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện động tác này liên tục trong khoảng 5 phút.

Ngoài cách xoa bóp trên, bạn có thể xoa bóp với đá nóng. Đá bazan là loại đá thường được sử dụng nhất để xoa bóp cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối. Bởi trong đá bazan chứa hàm lượng sắt cao do đó có tác dụng giữ nhiệt tốt. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây: đặt viên đá vào trong nước nóng, sau đó, đặt trực tiếp viên đá lên khớp đầu gối. Phương pháp này sẽ giúp tăng cường lượng máu đến khớp viêm, giúp khớp thư giãn, giảm cơn đau nhức.

Bên cạnh đó, bấm huyệt cũng được xem là một cách xoa bóp có tác dụng thư giãn gân cốt, giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này nên được thực hiện bởi các bác sĩ đông y có chuyên môn cao để đem lại kết quả tốt và an toàn.

Bệnh nhân tràn dịch khớp gối cũng có thể sử dụng một số dược liệu để giảm đau theo y học cổ truyền như ngải cứu, khương hoạt, độc hoạt, thiên niên kiện,… Sao ngải cứu với muối hoặc gừng già, sau đó chườm lên khớp gối cũng mang lại hiệu quả giảm đau tương đối tốt (chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng).

Ngoài các biện pháp xoa bóp đã kể trên, bệnh nhân tràn dịch khớp gối cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của bác sĩ. Phối hợp sử dụng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau mà Medici đề xuất trong quá trình điều trị của mình như:

  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo áp lực lên đầu gối làm khớp tổn thương nặng hơn.
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ để tăng sự dẻo dai của khớp. Tránh vận động quá mạnh làm khớp tổn thương nặng hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin, chất xơ.
  • Hạn chế ăn nhiều muối, gây tích nước, phù nề, dẫn đến lượng dịch trong khớp tăng nhiều hơn.

Phương pháp xoa bóp cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau trong quá trình điều trị và phải được thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu bệnh trở nặng, cơn đau trầm trọng hơn, xuất hiện thường xuyên hơn, bệnh nhân phải ngừng xoa bóp và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Người bị tràn dịch khớp gối có nên xoa bóp không? Hy vọng những thông tin ICondom chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trên.

Xem thêm