Rối loạn kinh nguyệt gây ra những hiện tượng bất thường ở nữ giới: chu kỳ kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh dữ dội, vô kinh, rong kinh,.. Rối loạn kinh nguyệt không được điều trị sớm sẽ dẫn đến vô sinh, thiếu máu, tàn phai nhan sắc,… đây là những hậu quả nghiêm trọng không phải ai cũng lường trước được.
Rối loạn kinh nguyệt và triệu chứng
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Những biểu hiện bất thường bao gồm: vô kinh, rong kinh, kinh đến quá sớm hoặc muộn, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều, đau bụng, đau thắt lưng khi hành kinh,…
Rối loạn kinh nguyệt có những biểu hiện cực kỳ rõ rệt mà nữ giới có thể tự quan sát và nhận ra một cách chính xác.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Biểu hiện rõ thấy nhất của rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyệt thay đổi một cách bất thường, không rõ nguyên nhân. Ở nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt bình thường có vòng tròn lặp đi, lặp lại từ 28 đến 30 ngày với khoảng 80 đến 200ml máu.
Thời gian hành kinh thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, một số trường hợp là 7 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt đến quá sớm, hoặc quá muộn, thời gian hành kinh quá dài hoặc quá ngắn là dấu hiệu cho thấy nữ giới đã bị rối loạn kinh nguyệt.
Máu ra quá nhiều hoặc quá ít trong một chu kỳ kinh nguyệt
Đây là một hiện tượng nguy hiểm của rối loạn kinh nguyệt mà nữ giới cần hết sức lưu tâm. Lượng máu sẽ ra nhiều một cách bất thường, thậm chí có thể gấp vài lần so với những chu kỳ bình thường trước đó.
Nữ giới phải đi thay băng vệ sinh nhiều lần trong ngày, băng vệ sinh vừa thay xong thì đã phải thay băng mới do kinh nguyệt ra quá nhiều. Tình trạng này có thể diễn ra ngược lại (lượng máu ra quá ít).
Rong kinh
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với bình thường, trên 7 ngày. Rong kinh có thể kèm theo các biểu hiện như máu vón cục, bụng thì đau râm ran.
Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện khi đã vượt qua một chu kỳ kinh nguyệt. Vô kinh thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh. Nếu những người đã dậy thì rồi (mà không rơi vào hai trường hợp nêu trên) có hiện tượng kinh nguyệt không xuất hiện trong vòng 2 tháng thì nên đi khám phụ khoa ngay.
Nếu cứ để tình trạng này kéo dài đến 6 tháng có thể dẫn đến vô sinh do rối loạn chức năng sinh lý trong cơ thể.
Đau bụng quá mức
Khi đến thời kỳ hành kinh, nữ giới thường bị đau bụng kinh, có người thì không. Nếu nữ giới bị đau bụng dữ dội hơn so với các chu kỳ kinh khác, hoặc đột nhiên bị đau bụng mà trước đó không bị thì đây có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Đau bụng kinh thường gây đau ở vùng bụng dưới. Các bạn gái còn trẻ sẽ thường đau bụng kinh nhiều hơn và thường xuyên hơn so với phụ nữ đã sinh con.
Tâm lý thay đổi
Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, tâm lý nữ giới thường biến đổi khác thường theo chiều hướng tiêu cực hơn. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, tâm lý còn trở nên nặng nề hơn với những biểu hiện như: cáu gắt, căng thẳng, nóng giận, vui buồn thất thường, thậm chí có thể bị trầm cảm.
Biểu hiện thể chất
Trước khi đến thời kỳ hành kinh, nữ giới thường có các biểu hiện về mặt thể chất như: nổi mụn, ngực căng cứng, đầy hơi, mệt mỏi, sạm da, đau bụng, đau lưng, nhiệt độ cơ thể tăng,…Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này xuất hiện thường xuyên và ở mức độ nặng thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt
Có 5 nguyên nhân cơ bản gây nên rối loạn kinh nguyệt mà nữ giới nên biết để tránh:
- Tâm lý bất ổn: Khi tâm lý rơi vào tình trạng căng thẳng do áp lực công việc, mối quan hệ, cuộc sống,..sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới và biểu hiện rõ nhất là rối loạn kinh nguyệt.
- Ăn uống không khoa học: Chế độ ăn uống không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể như: sử dụng các chất kích thích thường xuyên (như bia, rượu, thuốc, lá), ăn nhiều đồ ăn không lành mạnh (đồ ăn cay nóng, đồ ăn lên men), ăn ít rau, hoa quả cũng gây nên rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Rối loạn kinh nguyệt còn được gây nên bởi chế độ sinh hoạt không khoa học: ngồi máy tính nhiều, lười vận động, thức quá khuya, bỏ bữa,…
- Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc: Dùng thuốc tránh thai nhiều lần, thuốc kháng sinh liều cao dùng quá nhiều thuốc trong một thời điểm khiến cho nội tiết tố nữ thay đổi, rối loạn bất thường từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Bệnh phụ khoa: Những bệnh phụ khoa điển hình như: u xơ tử cung, viêm buồng trứng, ung thư tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện thường gặp của ở nữ giới nên rất nhiều người xem nhẹ. Nếu rối loạn kinh nguyệt không được điều trị thì có thể tạo ra những hậu quả không mong muốn về sau. Cụ thể:
- Thiếu máu: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều gây mất máu. Khi đó, nữ giới sẽ có các biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, tim loạn nhịp, tim đập nhanh, thở gấp,..thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
- Vô sinh: Rối loạn kinh nguyệt khiến nữ giới khó xác định thời điểm rụng trứng chính xác để tính hành thụ thai. Nếu không được điều trị sớm, nguy không thể thụ thai được sẽ gia tăng, nặng hơn thì dẫn đến vô sinh.
- Nhan sắc bị ảnh hưởng: Rối loạn kinh nguyệt khiến nữ giới mệt mỏi, không muốn vận động, mất ngủ, chán ăn, thay đổi nội tiết tố nữ từ đó làm nhan sắc đi xuống rõ rệt.
- Đời sống tình dục bị giảm sút: Khi bị rối loạn kinh nguyệt, nữ giới sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức vùng kín thất thường, hứng thú tình dục suy giảm.
- Dẫn đến các bệnh ác tính: Rối loạn kinh nguyệt gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, mất cân bằng hormone,..
Phòng tránh rối loạn kinh nguyệt?
Để phòng tránh rối loạn kinh nguyệt, nữ giới nên áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh sau đây:
- Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên, giữ vùng kín khô ráo để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh phụ khoa.
- Chế độ sinh hoạt điều độ: ăn đúng bữa, không bỏ bữa, ngủ sớm trước 22h, ngủ đủ, vận động thường xuyên,…
- Chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn đa dạng các loại thịt nhưng hạn chế ăn thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê), bổ sung sữa mỗi ngày. Mướp đắng, rau mùi, nha đam, gừng, nghệ, nho là những thực phẩm cực kỳ tốt cho nữ giới khi bị rối loạn kinh nguyệt.
- Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, hạn chế nóng giận, căng thẳng trong công việc.
- Khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.
Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt cũng có thể áp dụng những phương pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt đã được chia sẻ ở trên.
Be the first to write a comment.