5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối điều trị các bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa. Đây là nơi có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cùng cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại. Bạn muốn đi khám bướu cổ, dưới đây là một số kinh nghiệm đi khám bướu cổ mà ICondom muốn giới thiệu.

Bướu cổ là gì?

Tuyến giáp củ chúng ta là một tuyến có hình con bướm nằm ở đáy của cổ, dưới quả táo adam. Khi tuyến giáp phát triển lớn hơn so với bình thường sẽ dẫn tới tình trạng bướu cổ. Mặc dù bướu cổ thường không đau nhưng nếu phát triển lớn sẽ gây ho và khó nuốt hoặc hít thở.

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh này trên toàn thế giới chính là thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào kích thước của các bệnh bướu cổ, cùng những triệu chứng và nguyên nhân. Nếu như bướu cổ nhỏ, không gây ra các ảnh hưởng trong cuộc sống thường không cần điều trị.

Kinh nghiệm đi khám bướu cổ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Địa chỉ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương

  • Cơ sở 1: Tứ Hiệp – Phường Hoàng Liệt – Quận Hoàng Mai – TP. Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 80 – Ngách 26 Thái Thịnh II – Phường Thịnh Quang – Quận Đống Đa – TP. Hà Nội
  • Lịch làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật từ 7h – 17h30

Các chuyên khoa

  • Hồi sức – Cấp cứu
  • Gây mê hồi sức
  • Khám bệnh
  • Răng – Hàm – Mặt
  • Y học cổ truyền
  • Dinh dưỡng
  • Nội tiết
  • Tai – Mũi – Họng
  • Thận – Tiết niệu
  • Ung bướu
  • Nhi Nội tiết – Chuyển hóa di truyền
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Xét nghiệm
  • Xét nghiệm hóa sinh
  • Dược
  • Kiểm soát nhiễm khuẩn

Cơ sở vật chất

  • Máy tế bào máu ngoại vi ADVIA
  • Máy tế bào máu ngoại vi CELLTAC F
  • Máy tế bào máu ngoại vi BC5800
  • Máy ngưng tập tiểu cầu CHRONO – LOG
  • Máy đông máu cơ bản Compact X
  • Máy máu lắng SEDY 40

Bác sĩ giỏi

  • PGS.TS Bác sĩ Trần Ngọc Lương
  • Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Vinh Quang
  • Thạc sĩ Bác sĩ Phan Hướng Dương
  • Bác sĩ Trần Thị Thanh Hóa
  • Bác sĩ Mai Văn Sâm

Một số giấy tờ cần thiết khi bệnh nhân đến khám bệnh

  • Kinh nghiệm đi khám bướu cổ là bạn nên mang theo sổ khám bệnh hoặc giấy hẹn tái khám khi tới bệnh viện nếu có.
  • Nếu sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) bệnh nhân cần mang theo giấy chứng minh thư, hoặc là giấy tờ tùy thân có ảnh.
  • Nếu sử dụng BHYT trái tuyến bệnh nhân nên có hồ sơ chuyển viện

Quy trình khám và điều trị bệnh

Bước 1: Theo kinh nghiệm đi khám bướu cổ, đầu tiên khi tới khám bệnh bệnh nhân cần mua sổ khám bệnh, lấy số thứ tự và điền thông tin vào sổ.

Xuất trình thẻ BHYT (nếu có), khi tới lượt theo số thứ tự bệnh nhân cần xuất trình giấy tờ, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy khám hẹn lại. Tiếp theo bạn sẽ nhận phiếu khám bệnh cùng với phòng khám. Những bệnh nhân vượt tuyến hay trái tuyến có thể thực hiện theo nguyện vọng của bản thân (trường hợp này phải nộp tạm ứng viện phí).

Bước 2: Tới phòng khám sau khi nhận số thứ tự cùng số phòng khám. Bệnh nhân ngồi bên ngoài phòng chờ khám, đến thứ tự của mình thì vào khám. Tùy theo từng bệnh, thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra nhận định hoặc chẩn đoán và kê đơn thuốc.

Bước 3. Nếu bệnh nhân phải làm xét nghiệm hoặc các chẩn đoán khác, bệnh nhân sẽ nhận được phiếu chỉ định từ bác sĩ và tới nơi xét nghiệm để chờ tới lượt khám.

Bước 4. Sau khi khám xong bạn đợi kết quả chẩn đoán và quay trở lại phòng khám ban đầu nộp kết quả cho bác sĩ. Lúc này bác sĩ sẽ chẩn đoán, chỉ định đơn thuốc.

Bước 5: Thanh toán viện phí, làm lại quầy thuốc và nhận thuốc theo đơn của bác sĩ đã kê.

Lưu ý khi tới khám bệnh

  • Bạn nên tới trước giờ làm việc của bệnh viện để lấy số và được thăm khám sớm.
  • Khi đi nhớ kiểm tra giấy tờ kĩ lưỡng.
  • Bảo quản đồ dùng cá nhân.
  • Nếu cho trẻ em đi cùng cần chú ý tới bé tránh đi lạc, cần đeo khẩu trang cho bé bởi hệ miễn dịch của trẻ rất kém.
  • Khi không đưa trẻ đi khám tốt nhất nên gửi bé ở nhà.

Trên đây là một số kinh nghiệm đi khám bướu cổ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương mà bệnh nhân nên biết và chuẩn bị.

Xem thêm