Bệnh tiểu đường đang dần trở thành một mối đe dọa lớn vì diễn biến phức tạp cũng như các biến chứng nặng nề. Vậy làm gì để không bị bệnh tiểu đường? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ đem đến top 10 cách phòng ngừa đái tháo đường dễ dàng và hiệu quả nhất để bạn có thể áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày.
Bệnh tiểu đường là gì? Tại sao lại bị tiểu đường?
Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là chứng đái tháo đường) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh nhân đái tháo đường thường sẽ có nồng độ đường huyết trong máu tăng cao hơn so với những người bình thường, đồng thời xuất hiện glucose trong nước tiểu. Bệnh tiểu đường hiện đang là một trong những vấn đề lớn được nhiều người quan tâm do những diễn biến phức tạp cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường liên quan đến sự biến đổi nồng độ hormon Insulin trong máu. Nếu bệnh nhân thiếu Insulin do tuyến tụy không thể tiết ra hoặc tiết ra không đủ thì sẽ mắc đái tháo đường type 1 – thể phụ thuộc Insulin. Ngược lại, nếu lượng Insulin tiết ra đủ nhưng cơ thể không đáp ứng được thì sẽ sinh ra đái tháo đường type 2 – đái tháo đường thể béo.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường được đánh giá là một trong những căn bệnh gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng nhất. Vì vậy, những bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức cẩn thận để tránh những biến chứng gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe và tính mạng của bản thân. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường:
Biến chứng mạn
- Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch như: xơ vữa thành động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, cao huyết áp… Những biến chứng này rất dễ dẫn đến các bệnh lý thần kinh thậm chí là tử vong.
- Biến chứng thận: Nồng độ glucose máu cao khiến thận luôn phải làm việc quá sức, dẫn đến tổn thương các mạch máu ở thận thậm chí suy thận làm ảnh hưởng đến các chức năng thanh lọc cơ thể.
- Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh ở những bệnh nhân đái tháo đường dễ gây ra hậu quả nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Bệnh lý thường thấy là tổn thương các loại dây thần kinh do đường huyết luôn cao ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Hậu quả là tê bì, mất cảm giác chân tay hoặc liệt các cơ quan nơi dây thần kinh đó điều khiển.
- Biến chứng thị giác: Đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ kéo theo mất nước và tăng cholesterol, gây ra những bệnh lý về mắt làm giảm thị lực của người bệnh, thậm chí mù lòa. Huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh thị giác cũng là một nguyên nhân gây nên các biến chứng võng mạc.
- Biến chứng nhiễm trùng: Như chúng ta đã biết, môi trường nhiều glucose luôn lý tưởng để các vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, phát triển và có cơ hội gây bệnh. Người bệnh sẽ rất dễ bị xâm nhập, gây nhiễm khuẩn dai dẳng một số cơ quan như răng lợi, tiết niệu hoặc sinh dục.
Biến chứng cấp
- Hạ đường huyết: Hạ đường huyết đột ngột là một hậu quả thường thấy khi bệnh nhân lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hậu quả là chóng mặt, buồn nôn, tím tái, run rẩy, bủn rủn chân tay, nặng hơn nữa có thể dẫn đến hôn mê, đột quỵ, thậm chí tử vong.
- Tăng áp lực thẩm thấu: Tăng glucose đồng nghĩa với việc áp lực thẩm thấu trong máu tăng. Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng cấp tính này sẽ rất dễ dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng hơn cho người bệnh.
- Nhiễm toan chuyển hóa ceton: Nhiễm toan chuyển hóa là hiện tượng pH cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường, xảy ra do các chất axit tích lũy trong quá trình phân giải đường không hoàn toàn do thiếu hụt hormon Insulin. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nếu pH giảm xuống quá nhiều.
- Hôn mê, đột quỵ: Hôn mê, đột quỵ là hai biến chứng cấp tính nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường. Tăng đường huyết kéo theo huyết áp tăng cao và rối loạn chuyển hóa cơ thể sẽ rất dễ gây ra tình trạng huyết khối, máu đông hoặc tắc mạch – tiền đề dẫn đến hôn mê và đột quỵ.
Biến chứng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, nếu đường huyết của thai phụ luôn có xu hướng tăng cao thì sẽ rất dễ gây ra những nguy hiểm cho thai nhi trong bụng, thường thấy là bệnh nặng cân ở bé, các tai biến sản khoa nguy hiểm trong sinh và sau sinh hoặc gia tăng nguy cơ hạ đường huyết. Bên cạnh đó, việc phải tiếp xúc quá nhiều với môi trường thừa glucose cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh đái tháo đường.
Làm gì để không bị bệnh tiểu đường?
Vì những hậu quả mà bệnh tiểu đường gây ra, câu hỏi làm gì để không bị bệnh tiểu đường đang được rất nhiều người quan tâm và chú ý, đặc biệt nếu bạn đang trong giai đoạn tiền tiểu đường – có nguy cơ nặng dẫn đến đái tháo đường type 2 trong tương lai. Dưới đây là 10 cách phòng tránh bệnh đái tháo đường mà ICondom muốn gửi đến bạn:
Làm gì để không mắc bệnh tiểu đường? Cân bằng khẩu phần ăn bằng cách cắt giảm lượng đường và carb
Cắt giảm lượng đường và carb trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những cách phòng tránh bệnh đái tháo đường hiệu quả. Đơn giản là vì các loại thức ăn này sẽ bị phân giải thành glucose rất nhanh, sau đó được chuyển thành glucagon để dự trữ nhờ hormon Insulin của tuyến tụy.
Những người bị tiền đái tháo đường có sự đáp ứng với hormone Insulin yếu, vì vậy hậu quả là cả lượng đường huyết và Insulin đều tăng cao trên mức bình thường. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu, bệnh nhân rất dễ chuyển sang giai đoạn tiểu đường.
Làm gì để không mắc bệnh tiểu đường? Chia nhỏ phần ăn
Đối với câu hỏi làm gì để không bị bệnh tiểu đường, chia nhỏ phần ăn sẽ là một câu trả lời hợp lý. Việc ăn quá nhiều trong một khoảng thời gian nhất định sẽ khiến lượng đường huyết ngay lập tức tăng cao kéo theo sự tiết Insulin dồn dập của tuyến tụy. Vì thế, chia nhỏ thành các bữa ăn chính và bữa ăn phụ sẽ phần nào tránh được tác hại này.
Theo một thống kê về những bệnh nhân tiền tiểu đường cho biết, người bệnh nếu biết sắp xếp các bữa ăn hợp lý và đúng giờ giấc thì sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh lên đến 46%.
Làm gì để không bị bệnh tiểu đường? Ăn nhiều chất xơ
Những loại thức ăn thực vật giàu chất xơ luôn được yêu thích trong khẩu phần ăn “eat-clean” của các bệnh nhân tiểu đường, do chất xơ có rất nhiều tác dụng trong việc cân bằng và điều hòa lượng đường huyết. Đối với những người chưa mắc bệnh đái tháo đường, chúng ta càng phải ăn nhiều rau để cung cấp các loại chất xơ cho cơ thể, vừa tránh hấp thụ glucose quá nhiều từ các loại thức ăn, vừa giảm đường huyết và hormon Insulin trong cơ thể.
Làm gì để không mắc bệnh tiểu đường? Uống đủ nước
Thay vì uống các loại nước ngọt hoặc nước hoa quả đóng chai nhiều đường – yếu tố dẫn đến đái tháo đường type 2, hãy đảm bảo bạn luôn uống đủ nước lọc. Không chỉ có tác dụng thanh lọc và đào thải chất độc cho cơ thể mà nước lọc còn giúp điều hòa lượng đường huyết cũng như tăng độ nhạy của hormone Insulin.
Làm gì để không bị bệnh tiểu đường? Hạn chế các loại đồ ăn nhanh
Các loại thức ăn nhanh chính là một trong những thực phẩm bị liệt vào danh sách nguy cơ gây ra các bệnh lý và biến chứng nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Thống kê cho biết những người lạm dụng các loại thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chế biến sẵn sẽ có nguy cơ tiểu đường lên đến 30%. Vì vậy, kiểm soát lại thực đơn ăn uống, chọn những thực phẩm sạch không chứa các chất phụ gia sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Làm gì để không bị bệnh tiểu đường? Tập thể dục thường xuyên
Rất nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, tập thể dục là một trong những cách tối ưu nhất để phòng tránh tác hại cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn vận động nhẹ nhàng với các bài tập đơn giản, mức độ nhạy của Insulin sẽ tăng lên 51%, và con số này sẽ đạt 85% nếu bạn luyện tập các bài vận động mạnh.
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn giảm tình trạng không tiếp nhận Insulin của cơ thể – đặc điểm thường thấy ở đái tháo đường type 2. Độ nhạy tăng lên đi kèm với việc Insulin chỉ cần tiết ra ít cũng đã đủ khả năng điều hòa glucose trong máu, từ đó tránh hiện tượng hormon mất kiểm soát và tăng lên quá cao.
Làm gì để không mắc bệnh tiểu đường? Bỏ các thói quen có hại
Ở những bệnh nhân đái tháo đường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều thói quen có hại như hút thuốc lá hay ít vận động. Đây đều là những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh tiểu đường, thậm chí là nhiều biến chứng khác. Nhiều thống kê cho biết, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đến 44%, thậm chí là 61% nếu hút nhiều hơn 20 điếu mỗi ngày. Hút thuốc lá thụ động cũng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm do khói thuốc.
Làm gì để không bị bệnh tiểu đường? Tăng cường vitamin D
Vitamin D là một trong những loại vitamin được chứng minh có tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở cả trẻ em và người lớn. Khi bổ sung vitamin D, chức năng của hormone Insulin sẽ được cải thiện, từ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể và dễ dàng điều hòa đường huyết.
Ở trẻ em, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin D sẽ giảm khả năng mắc tiểu đường type 1 lên đến 78%. Ở người lớn, con số này là 43% nếu người bệnh tiền tiểu đường được bổ sung đủ vitamin D mỗi ngày (khoảng 2000-4000 IU). Các loại thực phẩm giàu vitamin D có thể tham khảo là dầu oliu, cá, các loại hạt,…
Làm gì để không bị bệnh tiểu đường? Kiểm soát cân nặng
Đối tượng chủ yếu mắc đái tháo đường type 2 là những bệnh nhân bị béo phì. Vì vậy, sắp xếp lại thực đơn ăn uống và sử dụng các loại thực phẩm phù hợp sẽ là phương pháp tối ưu tránh mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn kiểm soát được cân nặng và có số cân hợp lý, tỷ lệ đái tháo đường sẽ giảm đến 96%.
Làm gì để không mắc bệnh đái tháo đường? Sử dụng trà và cà phê
Nghe có vẻ hơi lạ nhưng trà và cà phê có thể giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường lên đến 54% nếu bạn sử dụng một cách hợp lý. Trong 2 loại thực phẩm này có chứa những chất chống oxy hóa polyphenol, đặc biệt là EGCG ở trà xanh có tác dụng rất lớn trong việc giảm đường huyết cơ thể cũng như tăng độ nhạy của hormon Insulin.
Trên đây là một số cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả mà Medici muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn ít nhiều trong công cuộc phòng tránh và điều trị căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm.
Xem thêm
Be the first to write a comment.