5/5 - (1 bình chọn)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gout ngày càng tăng theo từng năm với những biến chứng nguy cấp hơn hẳn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa có cái nhìn toàn cảnh về căn bệnh hiểm nguy này. 

Về Tổng quan bệnh gout

Hiểu rộng hơn, bệnh gout là một dạng bệnh của viêm khớp, trong y học cổ truyền còn được gọi với tên Thống phong. Gout xảy ra khi cơ thể bị dư thừa hàm lượng acid uric. Khi lượng acid uric vượt hơn mức cân bằng của cơ thể, chúng sẽ gom tạo thành các tinh thể lắng đọng tại khớp xương. Lúc này, các cơ khớp sẽ bị sưng to, đau nhức, thậm chỉ là bọc mủ, lở loét. 

Vị trí thường dễ bị gout nhất chính là ngón chân cái, mắt cá chân hoặc các khớp chân, tay. Những cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột, đau buốt và sưng tấy có thể trông thấy bằng mắt thường theo thời gian. 

Ngày nay, do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học mà mọi người có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn hẳn trước. Chính sở thích ăn nhiều đạm, ít vận động sẽ khiến bệnh gout “tấn công”. Gout không giới hạn độ tuổi, giới tính, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh gout. 

Điều trị bệnh gout và những nguy cơ tiềm ẩn 

Trước khi nhắc đến việc bệnh gout có thể gây ra những biến chứng gì, bạn cần nhận biết được những khó khăn, khúc mắc đang tồn tại trong những liệu trình, phương pháp trị gout hiện nay. 

  • Tác dụng phụ: các nhóm thuốc đặc trị có thể khiến cơ thể bị dị ứng, tiêu chảy, thậm chí là suy giảm chức năng gan thận, làm sỏi thận do tăng thải acid uric. 
  • Sốc thuốc: với những bệnh nhân bị dị ứng với colchicin và allopurinol, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng sốc phản vệ, co giật, ngừng hô hấp và tử vong nếu không cấp cứu kịp lúc. 
  • Thời gian: Gout là bệnh cần rất nhiều sự kiên trì và phối hợp giữa bệnh nhân – bác sĩ. Bệnh gout chỉ thật sự thuyên giảm và đỡ hơn khi người bệnh tuân theo các chỉ định dùng thuốc, tập vật lý trị liệu,… theo phác đồ điều trị được đưa ra. 
  • Tái phát: Dù đã chữa trị dứt điểm, bệnh gout vẫn có nguy cơ tái phát nếu người bệnh không thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Những biến chứng nguy hiểm xảy ra khi bị gout

Khi bệnh gout kéo dài, trở nặng hoặc điều trị sai phương pháp, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Ảnh hưởng đến cuộc sống: những cơn đau dai dẳng và tái phát nhiều lần sẽ khiến người bệnh suy nhược, ăn uống mất vị, người mệt mỏi khó chịu. Về lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể. 

Tổn thương vĩnh viễn: các khớp khi bị gout sẽ bị hủy hoại, loét vỡ. Ngoài tình trạng đau nhức kinh niên, thông thường các bệnh nhân bị bệnh gout sẽ bị viêm khớp nhiễm

  • khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn xâm nhập vào các khớp vỡ. 
  • Thoái hóa xương khớp: các khớp bị tổn hại nhìn chung về sau đều xảy ra tình trạng xương mỏng giòn, loãng xương. Có không ít trường hợp bại liệt vì phải tháo khớp do gout. 
  • Thận yếu: nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ bị đào thải qua đường nước tiểu. Các hạt acid uric dư thừa này sẽ lắng đọng tại hệ thống niệu đạo, gây ra sỏi thận, suy thận, thận ứ nước. 
  • Mắc các bệnh lý khác: theo thống kê, có khoảng 10% bệnh nhân bị gout sẽ mắc bệnh huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… 

Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh gout biến chứng 

Để đảm bảo cơ thể có khả năng hồi phục tốt nhất trong quá trình chữa trị bệnh gout, bạn cần thực hiện những lưu ý sau: 

  • Chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt đỏ,… Có thể bổ sung dinh dưỡng với ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng. Bên cạnh đó, nên chú ý ăn uống thanh đạm, tránh  thức uống có gas hoặc thức ăn quá nhiều gia vị. 
  • Chế độ sinh hoạt: luôn dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động với các bộ môn nhẹ nhàng như: yoga, thiền, đi bộ,… để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, ngủ nghỉ đúng giờ, không thức quá 12 giờ đêm là điều rất cần thiết. 
  • Tâm lý: giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi để quá trình chữa trị diễn ra nhanh chóng hơn. 
  • Khám và tái khám: hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để theo dõi và điều trị bệnh gout. Không được tự ý dùng thuốc hoặc ngưng điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nhớ tái khám theo lịch hẹn hoặc khám tổng quát mỗi 6 tháng/lần/năm để phát hiện kịp thời các chuyển biến sau điều trị. 

Với những thông tin về căn bệnh gout cũng như những biến chứng có thể mắc phải, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt ngay từ bây giờ để tạo cho mình một sức khỏe tốt. Nếu như là bệnh nhân đang điều trị gout, hãy kiên trì và giữ tinh thần lạc quan để bệnh chóng lành. 

Xem thêm

Chế độ ăn cho người bệnh gout: nên ăn gì, tránh gì?