Nếu một người chỉ ngủ khoảng 80% thời lượng giấc ngủ trung bình mỗi ngày, kéo dài nhiều ngày liên tục thì được coi là bị mất ngủ.
Tình trạng mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ: từ sức đề kháng, tim mạch, khả năng vận động cho tới sắc đẹp. Nhiều người còn cho rằng mất ngủ luôn đi kèm với suy giảm trí nhớ. Vậy mất ngủ có giảm trí nhớ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này
Mất ngủ có giảm trí nhớ không?
Mỗi ngày, mỗi người trưởng thành cần ngủ đủ 8h để tái tạo năng lượng, cho các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi. Nếu giảm thời gian ngủ cần thiết, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng do thiếu năng lượng. Các chu trình tự nhiên trong cơ thể không có đủ thời gian tái tạo và chuyển hóa cần thiết. Những người mất ngủ kéo dài khoảng 3 tháng trở lên sẽ dần dần có biểu hiện dễ quên những chuyện vừa mới xảy ra, không nhớ được chính xác những kí ức trong quá khứ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về giấc ngủ con người, ngủ là khoảng thời gian giúp cho các tế bào, mô cơ được phục hồi. Cũng trong thời gian này, sóng não được hình thành. Đây chính là cơ chế cực kỳ quan trọng để lưu giữ kí ức trong não bộ.
Như vậy câu hỏi: Mất ngủ có giảm trí nhớ không đã có lời giải đáp. Từ cơ chế hình thành sóng não có thể thấy rằng nếu thời gian ngủ không đủ sẽ làm thiếu đi lượng sóng não nhất định để chuyển tải kí ức tới vùng vỏ não ở trước trán. Khu vực này chính là nơi giúp bạn lưu giữ ký ức được lâu dài. Vì vậy, thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên sẽ làm trí nhớ suy giảm.
Theo nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) chỉ ra rằng thiếu ngủ, mất ngủ kinh niên cũng là biểu hiện của bệnh Alzheimer. Ngoài ảnh hưởng xấu tới trí nhớ, mất ngủ còn gây ra hàng loạt tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như:
– Tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tăng cân mất kiểm soát
– Suy giảm thể lực, thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng công việc
– Tăng nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, đường huyết, ung thư
– Ảnh hưởng tới sắc đẹp, làm sạm da, dễ hình thành nếp nhăn
– Suy giảm chất lượng cuộc sống
Thuốc điều trị mất ngủ cũng có thể làm suy giảm trí nhớ
Cuộc sống hiện đại với áp lực đến từ mọi phía: gia đình, công việc, các mối quan hệ xã hội… phần nào làm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi cho cơ thể. Dù rất mệt mỏi nhưng không phải ai cũng có thể đảm bảo được giấc ngủ đủ 7 – 8h/ngày.
Nhiều người tìm đến các loại thuốc điều trị mất ngủ hoặc thực phẩm chức năng với mong muốn có thể tìm lại giấc ngủ ngon. Cũng chính vì lo sợ mất ngủ có giảm trí nhớ không mà người ta không để ý quá nhiều đến những tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ, thực phẩm chức năng hỗ trợ ngủ ngon, thuốc an thần… đều có thể gây ảnh hưởng tới trí nhớ. Trong các loại thuốc này có chứa chất gây ức chế chức năng nhận thức, làm cho người dùng dễ ngủ hơn nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hình thành sóng não và trí nhớ.
Vì vậy, sử dụng thường xuyên thuốc hỗ trợ ngủ ngon có thể gây ra tình trạng “nhờn thuốc”, không thể ngủ được khi không dùng thuốc hoặc cần sử dụng một lượng lớn thuốc mới có thể đi vào giấc ngủ bình thường được. Kéo dài tình trạng này sẽ gây suy giảm trí nhớ và càng làm cho tình trạng thiếu ngủ trầm trọng hơn.
Đừng coi thường tình trạng mất ngủ vì nó sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của bạn. Ngay khi nhận thấy bản thân khó vào giấc ngủ, không ngủ đủ thời gian trung bình mỗi ngày và cơ thể mệt mỏi, stress do thiếu ngủ thì hãy đi khám bác sĩ ngay. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ hoặc thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc mất ngủ có giảm trí nhớ không.
Be the first to write a comment.