Rate this post

Miếng dán tránh thai là phương pháp tránh thai hiện đại, nhưng chưa được nhiều người biết đến. Vậy giá miếng dán tránh thai bao nhiêu, sử dụng như nào cho hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Miếng dán tránh thai là gì và bao nhiêu tiền

Miếng dán tránh thai là phương pháp ngừa thai đơn giản. Bạn chỉ cần dùng miếng dán trên vùng da như bụng, bắp tay, mông hoặc lưng. Miếng dán rộng khoảng 4,5cm2, chúng phân phối liên tục hai hormon tổng hợp là progestin và estrogen tương tự với hormon được sản sinh tự nhiên trong cơ thể. 

Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai đó là ngăn cản sự rụng trứng. Miếng dán cũng làm cho chất nhầy cổ tử cung đặc lại, khiến tinh trùng khó gặp trứng hơn.

Không khó để các bạn mua miếng dán tránh thai tại các hiệu thuốc, cửa hàng. Mức giá cũng vô cùng đa dạng, phụ thuộc vào nguồn gốc, đơn vị sản xuất mà chúng có sự chênh lệch đáng kể. Trên thị trường hiện có 2 loại phổ biến nhất là VCF và Evra. Nhìn chung, giá miếng dán tránh thai trung bình dao động trong khoảng 200-300 nghìn đồng 1 hộp 3 miếng.

Cách sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách

Áp dụng miếng dán tránh thai đúng cách có thể ngừa thai đến 95%, giống như phương pháp thuốc ngừa thai.

Hướng dẫn sử dụng

  • Dán miếng dán lên vùng da khô sạch, không lông. Vị trí: mông, bụng, bắp tay hoặc phần thân trên. Không dán lên vú, vùng da bị đỏ hoặc kích ứng. Miếng dán tiếp theo không được dán trùng lên chỗ đã dán trước đó.
  • Ấn chặt miếng dán dính chắc vào da. 
  • Không bôi các loại mỹ phẩm lên vùng miếng dán.
  • Kiểm tra hàng ngày xem miếng dán có dính vào da tốt không, có bị bong tróc hay không.

Lưu ý khi sử dụng 

Trước khi quyết định lựa chọn dùng miếng dán tránh thai bạn nên đi đến bệnh viện để khám xem cơ thể có nguy cơ bị bệnh tim mạch hay không. Do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch.

Căn cứ theo chu kì kinh nguyệt để sử dụng miếng dán tránh thai. Một ngày sau khi hết kinh nguyệt, dán miếng tránh thai lên da và giữ nguyên trong thời gian 1 tuần. Sau 1 tuần, bóc miếng dán cũ bỏ đi và sử dụng miếng dán mới có thể dán vào các vị trí trên cơ thể.

Đến tuần thứ 4, kì kinh xảy ra thì không dán miếng tránh thai. Tuần tiếp theo, hết kinh lặp lại quy trình.

Khi phát hiện miếng dán bị bong và không dán lại được dưới 24 giờ, bạn cần thay miếng dán mới tại đúng vị trí cũ.

Đối tượng nào có thể sử dụng miếng dán tránh thai

Không phải ai cũng dùng được miếng dán tránh thai. Những trường hợp không nên sử dụng miếng dán. 

-Những người có nguy cơ bị bệnh tim mạch. 

-Đang nuôi con bằng sữa mẹ

-Hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá hơn 1 năm, từ 35 tuổi trở lên

-Người bị béo phì

-Người đang dùng thuốc nhất định như kháng sinh.

-Huyết đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch

-Người thường xuyên bị đau nửa đầu, mắc ung thư vú

-Mắc bệnh về gan hoặc túi mật, tiểu đường 

-Trường hợp chống chỉ định với viên uống tránh thai thì cũng không được dùng miếng dán tránh thai. 

Các tác dụng phụ của miếng dán thường gồm: kích ứng nhẹ vùng da dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, buồn nôn, nôn, trướng bụng…

Trên đây là những điều cần biết về mức giá cũng như cách sử dụng miếng dán tránh thai sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng với những thông tin trong bài viết giúp bạn đọc có thêm một lựa chọn trong việc tránh thai an toàn.