Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau làm người bệnh cảm thấy lo lắng, mất ăn mất ngủ. Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm rồi mà người bệnh vẫn cảm thấy đau? Có cách nào để điều trị tình trạng này không? Hãy cùng ICondom đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây đau. Tình trạng này có thể xảy ra trên nhiều đốt sống khác nhau. Bệnh nhân thường xuyên đau âm ỉ về đêm và gần sáng, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể do cột sống bị tổn thương khi lao động quá sức, làm việc sai tư thế, chấn thương. Đĩa đệm bị thoái hóa do quá trình lão hóa của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cân nặng của cơ thể cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh. Bởi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực đè lên cột sống càng lớn, đặc biệt là cột sống thắt lưng.
Tùy vào giai đoạn tiến triển của bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu, chưa có biến chứng có thể điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, kèm theo các biến chứng nguy hiểm (như hẹp đốt sống,…) bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh tiến thành phẫu thuật.
Nguyên nhân mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Một số trường hợp sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Người bệnh có cảm giác đau nhức ở vị trí phẫu thuật, đau khi vận động. Ngoài ra, cơn đau còn lan ra các vị trí xung quanh.
Vậy nguyên nhân do đâu? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Người bệnh chưa hồi phục hoàn toàn sau phẫu thuật
Bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật cần một khoảng thời gian tương đối dài để vết thương có thể hồi phục. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần ít nhất 1-2 tháng để hồi phục. Một số trường hợp có thể dài hơn tùy vào thể trạng của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bạn bị đau do vết mổ chưa hồi phục hoàn toàn thì không cần quá lo lắng đâu nhé!
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thất bại
Phẫu thuật thất bại có thể do đĩa đệm tổn thương vẫn còn sót lại, mô xơ tăng sinh hoặc dây thần kinh bị tổn thương. Theo kết quả thống kê của Viện nghiên cứu cơ xương khớp Việt Nam, tỷ lệ này chiếm khoảng từ 5-10% trên tổng số bệnh nhân phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được phẫu thuật bởi các bác sĩ có chuyên môn cao.
Ngoài ra, nếu dây thần kinh bị tổn thương không hồi phục, không có biện pháp điều trị thì cơn đau là mạn tính và thường xuyên xuất hiện.
Bệnh tái phát
Sau phẫu thuật, nếu người bệnh không tuân thủ các quy định điều trị của bác sĩ, sinh hoạt, vận động không hợp lý (như mang vác nặng, ngồi sai tư thế, uống nhiều rượu, bia,…) có thể làm bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát, thậm chí trầm trọng hơn ban đầu.
Cột sống mất ổn định
Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm hoặc đốt sống tổn thương làm cho cột sống bị suy yếu, không còn ổn định ổn định như ban đầu. Do đó, không đủ sức để chống đỡ cơ thể, từ đó sinh ra các biến chứng như xẹp đốt sống, làm bệnh nhân cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Những người bệnh tuổi đã cao cần nhiều thời gian để hồi phục và dễ gặp các biến chứng sau phẫu thuật hơn như nhiễm trùng, xẹp đốt sống, tổn thương dây thần kinh,… Làm việc sai tư thế, mang vác nặng, vận động quá sức làm tăng áp lực lên cột sống khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.
- Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau thì phải làm thế nào?
Quá trình theo dõi sau phẫu thuật rất quan trọng và cần thiết. Nếu mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau, cơn đau trở nên thường xuyên, trầm trọng hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm cảm giác đau sau phẫu thuật mà bạn có thể áp dụng:
Biện pháp dùng thuốc
Tùy vào triệu chứng sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh những loại thuốc thích hợp như:
- Paracetamol: đây là thuốc giảm đau, hạ sốt, có thể dùng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Paracetamol chuyển hóa tại gan nên không dùng cho bệnh nhân viêm gan hay xơ gan.
- Thuốc NSAID: như ibuprofen, aspirin, diclofenac, ketoprofen, celecoxib,… có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng vì các thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, tăng thời gian chảy máu, dễ xuất huyết tiêu hóa và tổn thương thận.
- Các steroid: như glucocorticoid, methylprednisolone, dexamethasone,… Các thuốc này được bác sĩ kê đơn để giảm đau, giảm viêm trong các trường hợp đau nhức xương khớp. Thế nhưng, nó có thể gây ra tình trạng loãng xương (đặc biệt là ở người già), tổn thương sụn.
- Thuốc kháng sinh: nếu người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng vết thương, có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như penicillin, cephalosporin,… Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải.
Chườm đá, chườm nóng
Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả tức thời, giảm nhẹ các triệu chứng sưng đau, nóng. Nếu người bệnh có dấu hiệu đau kèm sưng, nóng thì chườm lạnh là phương pháp tốt nhất.
Cách thực hiện như sau: Bọc đá trong khăn sạch, hoặc ngâm khăn vào nước ấm, sau đó chườm lên vị trí đau trong khoảng 15 phút, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.Tuy nhiên, chườm nóng hay chườm lạnh chỉ có tác dụng giảm đau trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu cơn đau trở nên thường xuyên hơn, bạn nên đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau và được điều trị phù hợp.
Xoa bóp giảm đau
Xoa bóp giúp cơ, khớp được thư giãn, tăng cường lưu thông máu, vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết đến vị trí tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Tuy nhiên, kỹ thuật xoa bóp cũng rất quan trọng, nếu xoa bóp không đúng cách có thể làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện xoa bóp.
Điều chỉnh tư thế khi ngồi, hoặc nằm
Sai tư thế là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh nhân cảm thấy đau sau phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh cần chú ý tư thế khi nằm hoặc ngồi để tránh làm tăng áp lực lên cột sống. Theo các bác sĩ chuyên gia, người bệnh nên nằm ngửa và kê gối mỏng dưới đầu gối hoặc nằm nghiêng, kẹp gối giữa hai đầu gối. Các tư thế này giúp cột sống được giữ thẳng, giảm cảm giác đau đớn.
Các phương pháp trên đã được nhiều người áp dụng và đem lại hiệu quả tốt. Ví dụ như trường hợp của bác Nguyễn Văn An, 55 tuổi cho biết “ tôi bị thoát vị đĩa đệm đã mổ 3 tháng trước. Nhưng sau khi mổ, tôi vẫn thường xuyên bị đau lưng như trước, đặc biệt là vào buổi tối, khiến tôi trằn trọc mất ngủ. Tôi đi khám bác sĩ, được bác sĩ kê đơn prednisolone để giảm đau và được khuyên nằm ngửa, kê gối mỏng dưới đầu gối khi đi ngủ. Sau khi về nhà, tôi đã làm theo và cơn đau đã giảm, giúp tôi dễ ngủ hơn”.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý
Người bệnh không nên vận động quá sức, mang vác vật nặng trong quá trình hồi phục. Người bệnh có thể vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… giúp tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, hạn chế các cơn đau. Nghỉ ngơi hợp lý là biện pháp tốt nhất để cơ thể có thể hồi phục sau phẫu thuật.
Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp cơ thể nhanh hồi phục và hạn chế sự tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp mà ICondom đề xuất dưới đây:
Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, vitamin: như bông cải xanh, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành,…), cam,… Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng nhu động ruột chậm dẫn đến táo bón, làm tăng áp lực lên cột sống, cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ làm giảm tình trạng táo bón cũng góp phần giảm triệu chứng đau sau phẫu thuật.
- Uống nhiều nước: uống đủ 2l nước mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe.
- Hạn chế các loại đồ uống có cồn như rượu, bia,… giúp ngăn ngừa tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm.
- Hạn chế các loại đồ ăn chiên rán, thực phẩm nhiều chất béo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược để phối hợp giảm đau như ngải cứu, lá lốt, dây đau xương, cỏ xước,… Thành phần chính trong ngải cứu là tinh dầu, có tác dụng giảm đau nhức. Cách làm tương đối đơn giản: chuẩn bị ngải cứu, rửa sạch rồi đem sắc uống. Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức.Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể do nhiều nguyên nhân như vết thương chưa hồi phục hoàn toàn, phẫu thuật thất bại hoặc bệnh tái phát,… Vì vậy, quá trình theo dõi và điều trị sau phẫu thuật rất quan trọng. Người bệnh có thể giảm đau bằng các cách như xoa bóp, chườm nóng, điều chỉnh tư thế,…
Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Hy vọng những thông tin mà ICondom cung cấp sẽ có ích cho bạn trong quá trình điều trị.
Xem thêm
Be the first to write a comment.