5/5 - (2 bình chọn)

Khám thai định kỳ giúp thai phụ theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Ngoài ra thai phụ còn có cơ hội được tư vấn chăm sóc sức khỏe đúng cách để em phát triển một cách toàn diện nhất trong bụng mẹ.

Ý nghĩa khám thai

Khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay không, có nguy cơ do bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không, chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa.
Thông qua việc khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn đến thai nhi nhằm xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.
Mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn gì, tránh những thực phẩm nào, cùng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Sức khỏe của mẹ đảm bảo, con mới có thể phát triển bình thường theo các giai đoạn. quanh thai nhi.

Lịch khám thai chi tiết

Lần đầu khi phát hiện mang thai

Mục đích: Xác định có thai và tình trạng thai, tính tuổi thai và ngày dự sinh

Các xét nghiệm cần thực hiện: Xét nghiệm máu, nhóm máu, nước tiểu. Xét nghiệm HIV, giang mai, rubella, viêm gan B, đường huyết lúc đói, điện tâm đồ, siêu âm thai

Lần 2 thai 9 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và tình trạng phát triển của thai, sàng lọc dị tật thai nhi

Các xét nghiệm cần thực hiện: Xét nghiệm NIPT(*), siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu

Lần 3: 11 – 13 tuần 6 ngày

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và tình trạng phát triển của thai, sàng lọc dị tật thai nhi

Các xét nghiệm cần thực hiện: Siêu âm thai, đo độ mờ da gáy, xét nghiệm NIPT hoặc bouble test (*), xét nghiệm nước tiểu

Lần 4: 16 – 22 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và tình trạng phát triển của thai, sàng lọc dị tật thai nhi

Các xét nghiệm cần thực hiện: Siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm NIPT hoặc tripble test (*)

Lần 5: 22 – 24 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và sự phát triển thai nhi

Các xét nghiệm cần thực hiện: Tiêm ngừa uốn ván VAT, siêu âm khảo sát hình thái thai nhi, siêu âm đánh giá độ dài cổ tử cung

Lần 6: 24 – 28 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và sự phát triển thai nhi, sàng lọc tiểu đường thai kỳ

Các xét nghiệm cần thực hiện: Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thai

Lần 7: 28 – 32 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và sự phát triển thai nhi

Các xét nghiệm cần thực hiện: Tiêm uốn ván lần 2, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm màu

Lần 8: 32 – 34 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và sự phát triển thai nhi

Các xét nghiệm cần thực hiện: Siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu, non – stress test

Lần 9,10,11: 36 – 39 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và sự phát triển thai nhi (hẹn khám mỗi lần 1 tuần)

Các xét nghiệm cần thực hiện: siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu, non – stress test

Sau 39 tuần

Mục đích: Đánh giá sức khoẻ mẹ và sự phát triển thai nhi (hẹn khám 3ngày 1 tuần)

Các xét nghiệm cần thực hiện: siêu âm thai, xét nghiệm nước tiểu, non – stress test

Lưu ý: (*) chỉ chọn 1 trong các phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi