5/5 - (2 bình chọn)

Lá trầu không chữa viêm da cơ địa là phương pháp điều trị dân gian hiệu quả được nhiều người tin dùng và áp dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng lá trầu không chữa viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ICondom

Viêm da cơ địa: Những vấn đề liên quan mà người bệnh cần nắm

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm. Căn bệnh này chỉ xuất hiện ngoài da và không tác động đến sức khoẻ, thế nhưng nó lại ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh.

Viêm da cơ địa được hiểu như thế nào?

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu và xảy ra ở dạng viêm nhiễm. Bệnh này thường xuất hiện ở da, nhất là vùng da nhạy cảm. Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt thường ngày của người mắc.

Viêm da cơ địa có thể tái phát nhiều lần ở mức độ khác nhau. Điều này sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và các yếu tố xung quanh như: Môi trường, khí hậu,…

Bệnh chàm chia thành 3 đợt phát triển, mỗi đợt kèm theo những triệu chứng nhất định như sau:

  • Cấp tính: Các nốt mẩn, mụn nước, ban đỏ,… xuất hiện rõ trên da người bệnh ở các dạng khác nhau như: Kết vảy, ứ dịch và phù nề. Vị trí trên cơ thể thường gặp biểu hiện này chủ yếu là phần mặt (má, trán, cằm,…). Một số trường hợp có thể lây lan sang bộ phận xung quanh như lưng, tay và chân, ngực,…
  • Bán cấp: Ở giai đoạn này các biểu hiện thường rất ít xuất hiện trên da, chủ yếu là ở dạng vảy, phù nề được giảm bớt,… Nhiều người bệnh tỏ ra chủ quan vì lầm tưởng các biểu hiện trên báo hiệu bệnh sắp kết thúc.
  • Mãn tính: Đây là giai đoạn có những biểu hiện dễ dàng phân biệt được với các bệnh lý khác trên da. Lúc này các vùng tổn thương trên da đã kết thành những lớp vảy, nổi cộm hay còn gọi là lichen hoá. Các biểu hiện này thường xuất hiện ở khuỷu tay, lòng bàn tay, cổ,…

Bệnh viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khiến người bệnh gãi để thỏa mãn cơn ngứa. Thế nhưng, việc làm này dễ khiến vùng da bị trầy xước, dẫn đến nhiễm trùng, tiết mủ đục và có mùi khó chịu. Cũng vì lý do đó, viêm da cơ địa khiến nhiều người trở nên tự ti khi ở chỗ đông người, hoặc ngại giao tiếp với những người xung quanh.

Những triệu chứng viêm da cơ địa

Một thực tế cho thấy, khi bị viêm da cơ địa, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng đây là một bệnh lý ngoài da thông thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, rất có thể người bệnh sẽ gặp những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Những triệu chứng viêm da cơ địa mà người bệnh cần lưu ý, bao gồm:

Các vùng da xuất hiện mẩn đỏ

Vùng da bị nhiễm bệnh thường trở nên ngứa, tấy đỏ và kèm theo phù nề. Đồng thời, mụn nước nông, dễ vỡ và xuất tiết cũng sẽ xuất hiện ngay sau đó. Tình trạng này xảy ra sau khi mắc viêm da cơ địa từ 3 – 4 ngày.

Triệu chứng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì ngứa ngáy. Chính vì thế, để giảm bớt ngứa, họ thường có thói quen gãi bằng tay hoặc sử dụng các vật dụng khác để ma sát. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến vùng da tổn thương và dễ  lây lan sang các vùng da khác thông qua dịch do phù nề, hoặc có thể bị nhiễm trùng.

Các lớp vảy xuất hiện

Các tế bào chết kết thành lớp vảy làm cho vùng da tổn thương khô lại và nếu bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài thì có thể bong ra một cách dễ dàng.

Bị nổi mề đay

Đây là dấu hiệu mà người bệnh thường dễ thị nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác. Khi bị viêm da cơ địa, nhiều trường hợp sẽ gặp phải tình trạng nổi mề đay trong thời gian dài, chúng thường xuất hiện ở những vị trí có nếp gấp trên cơ thể.

Nguyên nhân xuất phát do đâu?

Viêm da cơ địa hình thành do hai nguyên nhân, bao gồm:

Xuất phát từ bên trong cơ thể

  • Do di truyền: Nếu một người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc viêm da cơ địa thì nguy cơ di truyền sang thế hệ sau là rất cao. 
  • Những người có làn da khô, nhạy cảm và thiếu độ ẩm,… dễ mắc viêm da cơ địa.
  • Tình trạng chốc lở, viêm nang lông, các vết trầy xước,… sẽ xuất hiện các biến chứng nhiễm khuẩn nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời cũng sẽ dẫn đến viêm da cơ địa.
  • Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa còn xuất phát từ thể chất và độ tuổi của người bệnh. Một số trường hợp có hệ miễn dịch bị suy yếu như suy dinh dưỡng,… sẽ khó ức chế các tác nhân gây hại, dẫn đến mắc viêm da cơ địa.

Xuất phát từ bên ngoài

  • Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa là môi trường sống ô nhiễm. Các chất thải dạng lỏng và khí từ nhà máy chứa nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe người bệnh.
  • Không rửa tay sau khi tiếp xúc với môi trường bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Chế độ ăn không phù hợp và thiếu hụt dinh dưỡng, làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Điều này dẫn đến tình trạng không đủ sức ngăn chặn và ức chế các tác nhân gây hại cho sức khỏe.
  • Làn da khô, thiếu độ ẩm sẽ là điều kiện thích hợp để các loại vi khuẩn, nấm ký sinh,… lây lan và phát triển.

Bên cạnh đó, viêm da cơ địa có thể xảy ra ở một số trường hợp như: Nhiệt độ thay đổi đột ngột, hấp thụ một số loại thức ăn gây dị ứng như sữa, cá,… 

Bên cạnh đó, để xác định rõ viêm da cơ địa, người bệnh cũng nên đến các cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm chuyên sâu. Suy cho cùng, để tránh tình trạng bệnh khởi phát, bạn nên có phương pháp điều trị kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

Viêm da cơ địa gây có gây nguy hiểm cho người bệnh không?

Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người mắc như: Gây ngứa ngáy rất khó chịu,… Trong trường hợp móng tay dài và vệ sinh không sạch sẽ, nếu gãi nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, cấu trúc vùng da bị vỡ và lở loét do lây nhiễm bởi chủng sinh vật tồn tại trên da hay cả sinh vật ngoại lai. Chính vì thế, sau khi da phục hồi thì nguy cơ hình thành sẹo trên da là rất cao.

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính nên nếu điều trị sai cách, hoặc lạm dụng thuốc bôi hay thuốc uống có chứa corticoid thì sẽ khiến toàn thân tấy đỏ kèm theo những đợt sốt, rét run,…

Trong một số trường hợp khác, viêm da cơ địa còn có thể xảy ra ở vùng da xung quanh mắt và gây ngứa. Bên cạnh đó, vùng da trên mắt sẽ bị nhiễm trùng và gây ra các biến chứng liên quan như: Chảy nước mắt, viêm mí mắt, viêm kết mạc nếu người bệnh gãi nhiều. Vì vậy, khi phát hiện các biến chứng nêu trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh gây ra những hậu quả không tốt cho mắt.

Lá trầu không: Phương pháp chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Để chữa viêm da cơ địa, trong dân gian có rất nhiều bài thuốc thảo dược được lưu truyền và áp dụng. Trong đó phải kể đến mẹo dùng lá trầu không.

Dựa theo nghiên cứu y học cổ truyền, lá trầu không có tính ẩm, tính sát khuẩn cao và chứa nhiều tinh dầu, bên cạnh đó còn có các thành phần giảm viêm nên được sử dụng nhiều trong chữa trị các bệnh viêm da.

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá trầu không có chứa các thành phần: Estragol, Hydroxychavicol, Chavicol, Betel Phenol, Diastase,… giúp sát khuẩn, chống oxy hoá,…

Chính vì thế mà việc sử dụng lá trầu không chữa viêm da cơ địa rất “được lòng” người bệnh. Dưới đây là những phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng.

Ngâm rửa da bằng lá trầu không

Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa viêm da do tình trạng bội nhiễm virus. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối. 
  • Bước 2: Đun nước sôi ở 100°C, thả lá trầu đã được vò vào nồi nước và đun thêm 10 phút.
  • Bước 3: Tiến hành ngâm vùng da bị thương sau khi nước đã nguội.

Kết hợp lá trầu không với muối hạt là phương pháp tuyệt vời mà người bệnh không nên bỏ lỡ

Muối hạt có tác dụng kháng khuẩn và vệ sinh da cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, sử dụng lá trầu không với muối hạt sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo cho quá trình điều trị.

Cách làm như sau:

  • Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch, sau đó thái nhỏ.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hoặc giã nát lá trầu không, sau đó chắt lấy nước cốt.
  • Bước 3: Lấy nước lá trầu không pha với 100ml nước ấm và ít muối hạt để làm nước uống hàng ngày.

Phần nước cốt lá trầu không còn thừa bạn có thể lấy để thoa đều lên vùng da bị bệnh. Giữ yên khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. 

Kết hợp lá trầu không với gừng tươi

Gừng có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn tốt nên khi kết hợp với lá trầu không sẽ giúp quá trình chữa trị đạt hiệu quả đáng kể.

Cách kết hợp như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị và rửa sạch lá trầu không, tiến hành vò nát.
  • Bước 2: Cho gừng và lá trầu không vào 3 lít nước đã được đun sôi, tiếp tục đun thêm 10 phút.
  • Bước 3: Tiến hành tắm hoặc ngâm vùng da bị bệnh mỗi ngày bằng nước lá trầu không với gừng.

Lá khế kết hợp với lá trầu không trị bệnh viêm da cơ địa

Dựa theo nghiên cứu y học cổ truyền, lá khế có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, tân sinh, giải độc, chữa các chứng phong nhiệt. Vì vậy, kết hợp lá khế với lá trầu không là cách chữa trị viêm da cơ địa hiệu quả mà người bệnh không thể bỏ qua.

Cách kết hợp như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch 2 loại lá, để ráo nước và tiến hành vò nát.
  • Bước 2: Lấy nước cốt lá trầu không với lá khế hòa vào 3 lít nước đã được đun sôi và tiến hành đun thêm 15 phút.
  • Bước 3: Bạn nên thêm 1 lít nước lạnh để dung dịch loãng hơn, rồi sau đó tắm rửa toàn thân.

Người bệnh cần lưu ý những gì khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh?

Khi tiến hành sử dụng lá trầu không chữa viêm da cơ địa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên sử dụng lá trầu không với tần suất 1 lần/ngày.
  • Tuyệt đối không sử dụng nước lá trầu không để qua đêm hoặc đun nấu lại nhiều lần.
  • Nên uống nước lá trầu không với liều lượng phù hợp.
  • Khi thoa lá trầu không trên vùng da bị bệnh, bạn không  nên chà xát để tránh làm tổn thương thêm.

Câu hỏi: “Nên dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa như thế nào để đạt hiệu quả cao” đã được giải đáp. Để bệnh viêm da cơ địa được cải thiện, ngoài việc dùng lá trầu không chữa trị, bạn nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thường xuyên nhé! 

Xem thêm