Với cuộc sống hiện đại, điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với đó là những thói quen sinh hoạt và ăn uống chưa hợp lý khiến gia tăng số người mắc bệnh gout. Bệnh gout là một dạng viêm khớp, tích tụ sự lắng đọng tinh thể Acid uric (monosodium urate) tại các khớp và một số cơ quan trong cơ thể.
Bệnh gout là gì?
Khái niệm về bệnh
Bệnh gout trong Đông y còn có tên gọi khác là thống phong, nguyên nhân của bệnh do ngoại tà xâm nhập làm bế tắc kinh lạc, ứ trệ khí huyết gây sưng đau, khó khăn trong các hoạt động co, duỗi, vận động… Lúc đầu bệnh còn ở trạng thái bì phu kinh lạc, để lâu ngày tà khí vào gân xương rồi đến tạng phủ khiến khí huyết tân dịch bị ứ trệ hóa đàm, đàm này kết thành u, cục quanh vị trí các khớp, dưới da.
Theo y học hiện đại, bệnh gout là một dạng viêm khớp và phát bệnh do hàm lượng Acid uric trong máu tăng cao. Vì vậy để điều trị bệnh nguyên tắc sẽ là tập trung kiểm soát nồng độ Axit uric và chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh.
Triệu chứng của bệnh gout
- Viêm khớp và cạnh khớp: mạn tính hoặc cấp tính
- Lắng đọng tinh thể Acid uric tại các khớp, sụn khớp, xương, mô phần mềm.
- Lắng đọng tinh thể muối urat ở thận gây nên bệnh thận do gout (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn) và bệnh đường tiết niệu.
Những người bị bệnh gout nên ăn uống như thế nào để tránh bệnh tiến triển nặng?
- Bổ sung chất xơ: Trong các bữa ăn hàng ngày, người bệnh gout cần bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả như dưa leo, củ sắn, cà chua… sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đạm và giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng, từ đó việc hình thành Acid uric cũng được thuyên giảm đáng kể.
- Cung cấp đủ nước: Người bị bệnh gout nên uống đầy đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 2,5 lít để loại bỏ các chất độc hại ra bên ngoài cơ thể. Không nên uống nhiều nước vào ban đêm để tránh tình trạng tiểu đêm dẫn đến mất ngủ và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên uống các loại nước khoáng không ga như: Lavie, Aquafina,… có độ kiềm cao để tăng cường khả năng đào thải Acid uric bên trong cơ thể ra ngoài. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Nên kiêng sử dụng rượu kể cả các loại rượu vang và rượu thuốc, bia, cà phê, trà vì nó làm giảm khả năng bài xuất Axit uric qua thận sẽ làm tăng lactat máu.
- Hạn chế ăn: socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền, thịt, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ, phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp…
- Tuyệt đối không được ăn những thức ăn lên men như: nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả muối chua… những thực phẩm này sẽ làm tăng lượng Axit uric bên trong cơ thể sẽ đọng lại tại các khớp.
- Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như: ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, pho mát, rau quả.
Không chỉ những người bệnh gout mới áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, mà những người cao tuổi, lười vận động, sử dụng các loại đồ ăn nhiều purin,… cũng nên sử dụng những thực phẩm này, nhằm phòng tránh bị gout.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày với những người bị bệnh gout
Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung, Chuyên khoa cơ – xương – khớp Bệnh viện Vinmec đưa ra những lời khuyên cho bệnh nhân gout như sau:
- Duy trì cân nặng ổn định, hợp lý, với những người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà phải giảm cân từ từ.
- Đối với người bệnh có trọng lượng quá nặng thì nên có chế độ ăn uống giảm mỡ, giảm calo để giảm cân, bởi tăng cân béo phì cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh trở nặng.
- Nên thường xuyên kiểm tra lượng axit uric trong cơ thể, nếu cao bất thường thì hãy thực hiện ngay chế độ ăn uống hợp lý và sử dụng các loại thuốc để làm giảm lượng axit uric trong máu.
- Ngoài việc ăn uống người bệnh gout nên có chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, nhằm cải thiện sức khỏe cho cơ thể cũng như hệ xương khớp. Tuy nhiên không tập luyện quá sức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ xương khớp.
- Không những thế, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, buồn phiền, suy nghĩ nhiều… vì những điều này sẽ làm cho bệnh nặng hơn.
- Không nên đi giày quá chật
- Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid.
Hy vọng qua bài viết này sẽ các bạn hiểu được người bị bệnh gout nên ăn uống như thế nào để tránh hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt khi phát hiện bản thân xuất hiện một vài triệu chứng của bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn để luôn có một cơ thể với nguồn năng lượng dồi dào và luôn khỏe mạnh!
Be the first to write a comment.