5/5 - (1 bình chọn)

Việc lựa chọn thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường rất quan trọng. Nhiều người thắc mắc về vấn đề người bị tiểu đường có uống bia được không? Bởi hiện nay, tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng tăng cao, trong khi đó, bia lại là thức uống khoái khẩu được nhiều người lựa chọn trong phần lớn các hoạt động giao tiếp hiện nay.

Vậy tác động của bia, rượu đến cơ thể người bị tiểu đường ra sao? Các loại nước mà họ nên tham khảo uống là gì? ICondom sẽ giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, quý độc giả hãy cùng theo dõi nhé!

Mối liên hệ giữa bia đến cơ thể

Đồ uống có cồn như bia, rượu được phân loại vào nhóm thức uống có tác dụng kích thích ảnh hưởng đến mọi hệ cơ quan. Sau khi chúng ta uống, bia rượu sẽ được hấp thụ rất nhanh chóng và ngay lập tức đi vào máu.

Lợi ích và tác hại của bia rượu đối với cơ thể sẽ còn phụ thuộc vào lượng bia rượu mà chúng ta tiêu thụ. Nếu chỉ uống với lượng ít, bia rượu sẽ đóng vai trò là nhân tố kích thích vị giác, giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn trong quá trình ăn uống. Ngược lại, nếu uống với lượng quá nhiều và tần suất dày đặc, bia rượu sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với cơ thể.

ác động của bia rượu đối với người bị tiểu đường

Với một số đối tượng đặc biệt, chẳng hạn như nhóm người bị tiểu đường, bia rượu sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe như:

  • Bia, rượu có thể làm mất cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Bia, rượu cản trở khả năng và hiệu suất làm việc của hệ tuần hoàn, có thể gây các biến chứng như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tăng mỡ máu,… sau khi uống. Đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ gây các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là về tim mạch.
  • Bia, rượu có khả năng kích thích vị giác sẽ khiến bạn thèm ăn và muốn ăn nhiều hơn so với khẩu phần ăn thông thường. Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường huyết mất ổn định.
  • Gan sẽ phải làm việc quá sức để loại bỏ được bia rượu ra khỏi máu thay vì chức năng chính của chúng là kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Một số loại bia, rượu có vị ngọt chứa hàm lượng carbohydrate cao sẽ làm chỉ số đường huyết của cơ thể tăng cao đột ngột.
  • Một số triệu chứng do bia, rượu gây ra như lú lẫn, buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt,… có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của hạ đường huyết. Đây là một trong những tình trạng mất cân bằng đường huyết đột ngột, có ảnh hưởng đến quá trình điều trị tiểu đường.

Chỉ với những ảnh hưởng nêu trên, ta có thể thấy được bia rượu tác động rất lớn đến sức khỏe và quá trình điều trị tiểu đường. Người bệnh cần cân nhắc thật kỹ và nắm thông tin về tình trạng bệnh của mình trước khi sử dụng bia rượu.

Người bị tiểu đường có được uống bia không?

Nói tóm lại, bia rượu được xếp vào nhóm đồ uống có cồn và nếu lạm dụng quá nhiều đều sẽ gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt, người bị tiểu đường càng phải hạn chế và kiêng nhóm đồ uống này để quá trình điều trị bệnh diễn biến tốt hơn.

Về thắc mắc người bị tiểu đường có uống bia được không thì câu trả lời là họ vẫn có thể uống bia rượu. Tuy nhiên, họ cần phải biết uống đúng cách, liều lượng và phải đảm bảo theo dõi sát sao chỉ số đường huyết khi sử dụng đồ uống có cồn.

Người bị tiểu đường nên uống rượu, bia khi nào?

Ngày nay, trong mọi hoạt động xã giao, rất nhiều người bị tiểu đường đã gặp khó khăn trong việc cân bằng sức khỏe và công việc. Họ cho rằng, hoạt động giao tiếp trong ngày thường và trong công việc đều cần đến sự góp mặt của bia, rượu. Vậy làm thế nào để xác định được thời điểm có thể sử dụng bia, rượu đối với người bị tiểu đường? Sau đây là một số lưu ý về thời điểm, có thể kể đến:

  • Hiệp Hội Tiểu đường Mỹ đã đưa ra nghiên cứu và khuyến cáo rằng, người bị tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1-2 cốc nhỏ trong ngày. Thời điểm tốt nhất là 1 cốc vào buổi tối. Đây là thông tin khuyến nghị dành cho người bệnh cả nam lẫn nữ.
  • Đối với loại bia, rượu có nồng độ cồn cao, người bệnh nên uống xen kẽ hoặc pha chúng với nước lọc/ nước suối/ soda,… để nồng độ loãng hơn. Điều này giúp hạn chế lượng bia rượu được nạp vào cơ thể người bệnh. Nếu có thể, người bệnh nên thay thế rượu bằng bia hoặc tốt nhất vẫn là các nhóm đồ uống không có cồn.

Thời điểm người bị tiểu đường không nên uống rượu bia

Bên cạnh thời điểm có thể sử dụng bia rượu, người bị tiểu đường cũng nên lưu ý một số thời điểm không nên uống bia rượu để bảo vệ sức khỏe của bản thân trong quá trình điều trị bệnh:

  • Người bệnh không nên uống bia rượu ngay sau khi tập luyện, vận động thể dục thể thao hoặc làm việc nặng. Vì sau khi vận động mạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi và bia rượu không là nhóm đồ uống có thể kịp thời bổ sung năng lượng đã mất cho cơ thể.
  • Người bệnh là phụ nữ đang mang thai hoặc mẹ đang cho con bú tuyệt đối không được uống bia, rượu. Đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ và cả quá trình trị bệnh tiểu đường.
  • Người bệnh không nên uống bia rượu và thuốc trị tiểu đường, thuốc hạ đường huyết,… cùng một lúc.

Các nguyên tắc nên tuân thủ khi người bị tiểu đường uống bia, rượu

Đo và kiểm soát đường huyết 

Nguyên tắc quan trọng nhất dành cho người bị tiểu đường là luôn đo đường huyết trước khi uống bia, rượu. Vì như đã đề cập ở trên, bia rượu có thể làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết ở gan. Vậy nên, trước khi uống, người bệnh nên đo đường huyết để hạn chế tình trạng hạ đường huyết quá thấp dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết và tình trạng bệnh của mỗi người có thể sẽ khác nhau. Để được kiểm soát tốt nhất, bạn hãy thảo luận với bác sĩ điều trị của bạn để tham khảo ý kiến về việc thể trạng hiện tại có được uống bia rượu hay không.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem liều lượng và nồng độ cồn phù hợp nhất cho cơ thể người bệnh là bao nhiêu. Trong một số trường hợp, người bệnh cần kiêng rượu hoàn toàn do phải sử dụng loại thuốc đặc biệt theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Không được để bụng đói khi uống bia, rượu

Nguyên tắc thứ hai, người bệnh tiểu đường nên tuân theo chính là tuyệt đối không được uống bia, rượu khi bụng đói. Sở dĩ có nguyên tắc này là vì một khi máu đã ngấm bia rượu, khả năng hấp thụ thức ăn và tổng hợp glucose của cơ thể sẽ chậm hơn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình gan phân ly glycogen để giải phóng thành glucose vào máu và gây ra tình trạng hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên ăn một bữa ăn nhẹ trước khi uống rượu, bia.

Gặp tình trạng phản ứng của rượu, bia với thuốc trị bệnh

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ gặp tình trạng phản ứng giữa rượu, bia với thuốc trị tiểu đường. Khi dùng chung chúng với nhau, cơ thể người bệnh sẽ bị hạ đường huyết nhanh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện để cấp cứu kịp thời.

Uống bia, rượu đúng cách

Nguyên tắc cuối cùng là điều chỉnh cách uống phù hợp. Cho dù bạn có là người bị tiểu đường hay không thì cách uống bia rượu đúng vẫn là uống từ từ. Rất nhiều trường hợp uống quá chén hoặc uống hết trong 1 lần đã dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, run yếu tay chân,… Và họ đã không thể phân biệt được biểu hiện này với triệu chứng của hạ đường huyết.

Hơn nữa, một số dòng bia rượu nguyên chất thủ công có lượng cồn và calo cao sẽ ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể người bệnh.

Người bị tiểu đường nên uống nước gì?

Bên cạnh một số lưu ý và nguyên tắc dành cho người bị tiểu đường khi uống bia rượu, Medici xin chia sẻ thêm một số nhóm đồ uống rất tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị tiểu đường của người bệnh. Người bệnh tiểu đường nên cân nhắc thay thế bia, rượu trong trường hợp không quá cần thiết để uống bằng những loại đồ uống sau để cải thiện sức khỏe, như:

Nước ép rau củ

Loại này giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường rất tốt. Các thành phần có trong nước ép rau củ đóng vai trò là chất điều hòa, giúp giảm lượng đường có trong máu. Quan trọng hơn hết, duy trì thói quen uống nước ép rau củ từ 1-2 lần/ ngày có thể hỗ trợ phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường và đẩy lùi tình trạng chỉ số đường huyết cao.

Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo một số loại nước ép rau củ như nước ép cần tây, cà rốt, rau bina, táo xanh,…

Trà lá xoài

Theo các chuyên gia, trong lá xoài có chứa một số loại hoạt chất tốt cho người bệnh tiểu đường, ví dụ như khoáng chất và chất chống oxy hóa. Điều này giúp cải thiện khả năng hấp thụ insulin và hỗ trợ điều chỉnh sản xuất insulin. Từ đó trà lá xoài giúp kiểm soát bệnh tiểu đường rất hiệu quả.

Nước ép củ cải

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, các hợp chất trong củ cải có khả năng kiểm soát và điều chỉnh kịp thời tình trạng đường huyết trong máu tăng đột ngột. Thói quen luyện tập thể dục thể thao điều độ kết hợp bổ sung nước ép củ cải 1 lần/ ngày có thể giúp người bệnh điều trị tiểu đường hiệu quả.

Nước ép khổ qua

Từ xa xưa, khổ qua được xem là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Vậy nên, khổ qua được nhiều người lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn và thức uống thơm ngon. Khổ qua có khả năng điều chỉnh lượng đường huyết cao trong máu và có tác dụng kích hoạt insulin, ngăn chặn quá trình chuyển đổi hình thành chất béo.

Nước ép bưởi

Trong nước ép bưởi có chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Trà thảo mộc

Trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà bồ công anh, trà nha đam,… có rất ít calo và chứa chất chống oxy hóa cao nên luôn được lựa chọn trở thành món đồ uống có tác động tích cực đối với người bệnh tiểu đường.

Đậu bắp và nước gừng

Đậu bắp là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và vitamin thiết yếu. Gừng là loại thảo mộc có tác dụng giảm mức đường huyết rất tốt. Khi kết hợp 2 thành phần này vào danh sách tiểu đường uống gì thì rất tốt cho người bệnh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên duy trì thói quen uống nước ép đậu bắp và gừng vào mỗi buổi sáng.

Thắc mắc: “người bị tiểu đường có uống bia được không”  đã được giải đáp chi tiết. Thay vì sử dụng rượu, bia người bệnh tiểu đường hãy tham khảo những thức uống tốt cho sức khỏe trên đây. Hy vọng độc giả đã nắm được các thông tin quý báu để điều chỉnh quá trình điều trị bệnh ngày càng hiệu quả hơn nhé!

Xem thêm