2/5 - (4 bình chọn)

Dị tật xương ức gà là dị tật lồng ngực phổ biến nhất. Những bệnh nhân hoặc các bậc cha mẹ có con mắc phải tình trạng này thường rất lo lắng. May mắn y học ngày này đã có thể giải quyết được tình trạng này. Cùng ICondom tìm hiểu một số thông tin hữu ích về chứng dị tật xương ức gà.

Thế nào là dị tật xương ức gà?

Dị tật xương ức gà (ở phương Tây còn gọi là dị tật xương bồ câu) là tình trạng phần xương ở ngực không bằng phẳng mà lồi ít hoặc nhiều ra phía trước, quan sát sự bất bình thường bằng mắt thường. Sự biến dạng xương lồng ngực sẽ khác nhau tùy theo mức độ ở từng bệnh nhân khác nhau, các xương sườn có thể lồi nhọn hẳn ra hoặc chỉ lồi nhẹ.

Dị tật xương lồng ngực khá phổ biến, điển hình nhất là hai dạng gồm dị tật xương ức gà và dị dạng xương ngực lõm. Hai dạng này hoàn toàn trái ngược nhau, tuy nhiên xương ức gà ít nguy hiểm hơn so với xương ngực lõm vì xương nhô ra nên ít ảnh hưởng chèn ép lên tim, chủ yếu ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài. Các dị tật về xương đa số là bẩm sinh.

Về diễn tiến, đa số trường hợp ngực sẽ nhô ra dần theo tuổi, thường phát triển nhanh vào giai đoạn tăng trưởng của cơ thể ở tuổi dậy thì, xương lồi ra nhanh chóng và ổn định sau tuổi dậy thì.

Theo một nghiên cứu thống kê, cứ 400 trẻ em sẽ có 1 trẻ dị tật xương ức gà bẩm sinh. Tỉ lệ dị tật xương ức gà chiếm khoảng 20% trong các dị tật lồng ngực nói chung.

Nguyên nhân gây dị tật xương ức gà

  • Nguyên nhân di truyền: trẻ bị dị tật ức gà từ nhỏ thường có đến 25% là do di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà trong gia đình. Nếu cha mẹ hoặc người thân cận kề huyết thống có dị tật ức gà thì nguy cơ truyền cho con cháu là rất cao.
  • Phẫu thuật tim trong bệnh tim bẩm sinh: do một số tác nhân phẫu thuật, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc lồi ức gà rất cao. Đặc biệt, trường hợp phẫu thuật trong thời điểm dậy thì nếu mắc phải chứng bệnh này thì phát triển rất nhanh và xương nhô lồi hẳn ra trước.
  • Thiếu vitamin D: tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương ở trẻ, ngực ức gà có thể xảy ra khi trẻ không hấp thu đủ vitamin D.
  • Thiếu canxi: đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ở xương sườn và xương ức có xu hướng co lại hoặc nhô ra ngoài lồng ngực.
  • Một số trường hợp dị tật xuất hiện bẩm sinh: khi em bé được sinh ra, phát triển khi trẻ từ 2 tháng trở lên hoặc đến giai đoạn trẻ dậy thì mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Mắc dị tật xương ức gà có nguy hiểm?

Tuy dị tật xương ức gà ít nguy hiểm hơn so với dị tật xương ngực lõm do không chèn ép lên tim phổi, nhưng việc lồi ức gà cũng gây một số ảnh hưởng đến các cơ quan tại lồng ngực:

  • Cản trở quá trình hô hấp, hoạt động của tim và phổi: do cấu tạo lồng ngực lồi ra trước (nặng hoặc nhẹ) và có tình trạng cứng thành ngực khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Đa số bệnh nhân khi thực hiện một vài hoạt động mạnh, mất sức và phải thở gấp do bị thiếu hoặc ngạt hơi, quá trình hô hấp diễn ra không kịp để cung cấp không khí cho phổi.
  • Hen suyễn: cũng do sự cản trở quá trình hô hấp khiến bệnh nhân dị tật lồi ức gà có nguy cơ cao bị hen suyễn.
  • Mất thẩm mỹ: so với bệnh lõm xương ngực thì bệnh lồi ức gà ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ bên ngoài hơn. Bệnh nhân thường không thể che chắn được phần ngực bị lồi so với ngực lõm, đôi khí gây thiếu tự tin khi mặc một số trang phục hàng ngày, đặc biệt là đối với nữ giới.

Điều trị dị tật xương ức gà

Điều trị dị tật ngực ức gà có hai phương pháp: phẫu thuật và không phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật qua lỗ nội soi, đưa thanh kim loại vào phần xương ức gà, nẹp thanh kim loại vào và chỉnh dẫn phần xương bị lồi ra, phải trải qua một thời gian mới thấy được kết quả. Thanh kim loại được làm phù hợp với tình trạng lồi của từng bệnh nhân cụ thế, có từ 1 – 2 thanh, sau khoảng 1 – 3 năm, lồng ngực phẳng lại bình thường thì phẫu thuật để lấy ra. Phương pháp này áp dụng khi bệnh nhân đã qua tuổi dậy thì, phẫu thuật tạo hình lại thành ngực. Ưu điểm là giải quyết nhanh, hiệu quả cao và chi phí thấp hơn, nhược điểm là để lại vết sẹo mổ trước ngực.

Hệ thống khung ép động

Phương pháp này chủ yếu dựa vào việc tạo lực lên thành ngực. Hệ thống khung ép có dạng hình tròn, bao quanh vùng lồng ngực, phía trước lấy phần ức gà nhô ra làm điểm tựa, ở phía sau lấy cột sốt làm điểm tựa, áp lực được điều chỉnh tăng giảm độ ép lại tùy theo từng bệnh nhân và cơ địa mỗi người. Thông thường, áp lực tác dụng lên thành ngực < 2.5 PSI là phổ biến nhất đối với tình trạng dị dạng lồng ngực.

Dùng hệ thống khung ép áp dụng khi bệnh nhân bắt đầu vào tuổi dậy thì. Bác sĩ chỉ định mang khung ép liên tục cho đến hết tuổi dậy thì của bệnh nhân. Ưu điểm của phương pháp này là không phẫu thuật, giúp giảm thiểu các nguy cơ của phẫu thuật gây ra cho bệnh nhân (dày dính, co kéo, sẹo lồi, làm thay đổi dung tích thở…). Nhược điểm là chi phí cao, mang khung cồng kềnh trong một thời gian dài.