Viêm gan C mạn tính là căn bệnh nguy hiểm và đang có nguy cơ gia tăng trên thế giới. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin được đề cập tới bạn phác đồ điều trị bệnh viêm gan C mạn tính tốt nhất hiện nay. Hãy cùng tham khảo để nắm bắt được xu hướng chữa bệnh mới nhất này nhé !
Viêm gan C mạn tính là gì?
Viêm gan C là một căn bệnh do virus HCV gây nên. Không giống như virus viêm gan B, virus viêm gan C thường không thể tồn tại ở môi trường bên ngoài cơ thể. Vì thế, bệnh viêm gan C không dễ bị lây lan qua đường hô hấp hay tiêu hóa thông thường như viêm gan B. Tuy nhiên, virus viêm gan C lại nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với virus HBV. Nếu virus vẫn tồn tại trong gan và máu trên 6 tháng thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã bị viêm gan C mạn tính. Ở thể mạn tính này, người bệnh sẽ dễ dàng gặp phải các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
Triệu chứng của viêm gan C mạn tính
Bệnh viêm gan C mạn tính nguy hiểm ở chỗ nó không hề có triệu chứng gì đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn đầu. Do đó khiến người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Giai đoạn đầu của bệnh viêm gan C có thể kéo dài trong nhiều năm mà không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục phát triển trong gan mà chúng ta không hề biết. Nó gây nên tình trạng viêm gan và tăng nồng độ men gan dẫn đến tổn thương gan và biến chứng thành xơ gan.
Ở giai đoan mạn tính này những triệu chứng của bệnh vẫn chưa rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác, mặc dù người bệnh có thể cảm nhận việc gan ngày càng yếu đi. Một vài triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan C mãn tính có thể kể đến như:
– Vàng da, vàng mắt
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải khó chịu trong người
– Mất khả năng tập trung
– Đau lâm râm ở phần hạ sường phải
– Buồn nôn và nôn
– Bụng chướng
– Nổi mẩn ngứa, mụn nhọt ở lưng, ngực, mặt
– Đau các cơ và khớp xương
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, nếu không được phát hiện và điều trị thì sẽ ngày càng nặng hơn, dẫn đến hình thành sẹo trên gan.
Phác đồ điêu trị viêm gan c mạn tính nào là tốt nhất?
Trước đây phác đồ điều trị bệnh viêm gan C thường được sử dụng đó là phối hợp giữ 2 loại thuốc là Interferon và Ribavirin. Về bản chất Interferon là protein được cơ thể sản sinh ra giúp loại bỏ virus viêm gan C. Nhưng hiệu quả của Interferon còn tương đối thấp, chỉ có một số ít bệnh nhân có thể đáp ứng điều trị của thuốc. Ngoài ra, Interferon cũng có nhiều tác dụng phụ khiến quá trình điều trị bệnh bị trì hoãn. Tuy nhiên, sau khi kết hợp Interferon và Ribavirin thì hiệu quả triệt tiêu virus viêm gan C lại tăng lên đáng kể. Nâng tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi lên đến khoảng 60%, tỉ lệ tái phát là 5%.
Hiện nay, phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất đã được FDA Hoa Kỳ lưu hành trong việc điều trị viêm gan C đó là sử dụng chủ yếu 2 loại thuốc Sofobusvir và Ledipasvir, giúp mang lại kết quả điều trị viêm gan C có những bước tiến vượt bậc.
Phác đồ viêm gan C hiện nay thường phối hợp 2 – 3 loại thuốc với thời gian điều trị kéo dài từ 24 – 48 tuần. Các loại thuốc này đều có tính năng vượt trội giúp quá trình điều trị viêm gan C đạt hiệu quả cao nếu bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị.
Hiện nay Bộ y tế đã công khai phác đồ điều trị viêm gan C mạn tính với 2 hình thức sau:
– Phác đồ mới kết hợp sử dụng Sovaldi – Sofosbuvir 400mg
+ Thời gian điều trị: từ 8 – 24 tuần
+ Hiệu quả điều trị cao >90%
+ Có thể không cần sử dụng Peg-interferon và Ribavirin
+ Tác dụng phụ: Rất hiếm gặp các tác dụng không mong muốn như khó ngủ, buồn nôn, tiêu chảy…
– Phác đồ mới sử dụng Harvoni (Ledipasvir và Sofosbuvir)
+ Thời gian điều trị: 8 – 24 tuần
+ Hiệu quả điều trị có thể lên đến 95%
+ Không cần sử dụng Peg-interferon và Ribavirin
+ Hầu như không gặp tác dụng phụ.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được phép tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bạn cần tiếp tục theo dõi trong 6 tháng tiếp theo để đề phòng trường hợp bệnh nhân bị tái phát sau điều trị.
Ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C mạn tính cũng có thể sử dụng các phương pháp kết hợp điều trị như:
– Phương pháp CIL: Là quá trình lọc máu để giữ lại máu sạch cho cơ thể. Phương pháp này giúp giảm tỷ lệ virus trong máu của người bệnh, hạn chế được tình trạng kháng thuốc. Phương pháp này có thể điều trị cho mọi chủng virus và đạt được hiệu quả tương đối cao.
– Phương pháp Ozone truyền ngược tự thân: Phương pháp này giúp hạn chế được tình trạng kháng thuốc, giảm tác dụng phụ và kích thích quá trình thải độc ở gan. Khí ozone sẽ được hòa vào máu của người bệnh rồi truyền đi khắp cơ thể, giúp sản sinh tế bào bạch cầu miễn dịch để tiêu diệt virus.
– Phương pháp trị liệu định hướng DCC: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị làm gia tăng độ thẩm thấu của tế bào, đẩy mạnh hiệu quả của thuốc điều trị lên gấp nhiều lần. Bên cạnh đó nó còn làm tăng khả năng tiếp cận thuốc đến gan, tăng tuần hoàn máu, tiêu diệt virus, thải độc và bảo vệ gan hiệu quả.
Trên đây là phác đồ điều trị viêm gan C mạn tính mới nhất hiện nay được bộ y tế thông qua. Tuy nhiên hiệu qủa điều trị bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thể trạng, tuổi tác, mức độ nặng nhẹ của bệnh,… Vì vậy mỗi chúng ta nên chủ động đi thăm khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan C từ sớm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh đến sức khỏe.
Xem thêm
Be the first to write a comment.