Rate this post

Sỏi mật được hình thành chủ yếu là từ sự kết tụ của cholesterol, do mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, billirubin, muối canxi…Sỏi mật là một trong những bệnh dễ mắc nhất hiện nay. Thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này.

Hãy cùng ICondom tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh sỏi mật. 

Nguyên nhân gây sỏi mật

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người mắc sỏi túi mật, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc sỏi túi mật cao hơn nam giới.
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Giảm vận động của túi mật: do người bệnh ít vận động, ngồi nhiều; chế độ ăn uống quá kiêng khem hoặc nuôi ăn qua đường tĩnh mạch.
  • Chế độ ăn uống quá nhiều cholesterol, ít chất xơ và rau xanh.
  • Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài, làm tăng hormon estrogen từ đó làm tăng đào thải cholesterol trong mật.
  • Chức năng gan bị suy giảm (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, tăng men gan…) làm giảm chất lượng dịch mật

Những đối tượng dễ mắc bệnh sỏi mật

  • Phụ nữ: Trong giai đoạn thai kì, mức độ estrogen của phụ nữ tăng cao sẽ khiến cho sự lưu thông dịch mật trở nên trì trệ; bên cạnh đó thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân khiến cho mức cholesterol tăng cao.
  • Những người bị béo phì
  • Những người già trên 60 tuổi
  • Những người mắc bệnh tiểu đường.

Triệu chứng của bệnh sỏi mật

80% các trường hợp bị sỏi mật không có triệu chứng, đặc biệt là sỏi túi mật. Một số người có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ không rõ ràng như chán ăn, sợ mùi dầu mỡ hoặc đắng miệng, khô họng, buồn nôn, đầy trướng, chậm tiêu sau mỗi bữa ăn hàng ngày. 20% còn lại thì có triệu chứng khi đã bị biến chứng, với các dấu hiệu:

  • Đau bụng: Đau do sỏi mật thường bắt nguồn từ sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, hoặc vào ban đêm khiến bạn mất ngủ. Vị trí đau ban đầu có thể ở hạ sườn phải, sau đó lan ra bả vai phải và ra sau lưng. Cơn đau có thể đau âm ỉ nhưng cũng có thể rất dữ dội, kéo dài vài giờ cho đến vài ngày.
  • Sốt: Đau do sỏi mật thường kèm theo là sốt do viêm đường mật, túi mật. Người bệnh có thể bị sốt trước, hoặc sau cơn đau, kéo dài vài giờ, có khi vài tuần, hàng tháng.
  • Vàng da: Vàng da, vàng mắt xảy ra sau khi bị đau và sốt 1 – 2 ngày do sỏi gây tắc mật, kèm theo ngứa, nước tiểu vàng, phân bạc. Vàng da mất đi chậm hơn so với cơn đau và sốt.

Cách điều trị sỏi mật

Điều trị sỏi mật không áp dụng phẫu thuật

Thuốc tan sỏi với bản chất là acid mật, nhưng chỉ có tác dụng với sỏi cholestel nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị canxi hóa. Thời gian điều trị sẽ kéo dài và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. 

Phương pháp tán sỏi mật qua da không cần phẫu thuật đang là lựa chọn của nhiều người. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn, không đau đớn, thời gian hồi phục nhanh do không cần phẫu thuật và gây mê. Phương pháp này được áp dụng điều trị cho những trường hợp sỏi rải rác trong gan, khó áp dụng điều trị bằng các phương pháp khác.

-Phẫu thuật: Áp dụng cho những trường hợp sỏi gây biến chứng nghiêm trọng hoặc sỏi lớn, không thể sử dụng thuốc. Ngày nay phẫu thuật nội soi trở nên phổ biến và chiếm ưu thế vì nó đơn giản, nhanh chóng và ít biến chứng hơn so với phương pháp mổ hở. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không can thiệp được vì sỏi nằm ở vị trí hiểm hóc, rải rác trong nhu mô gan, hoặc những người không đáp ứng được về lý do kinh tế, sức khỏe.

Biện pháp phòng ngừa sỏi mật

  • Ăn kiêng: Việc tiêu thụ trái cây và rau quả như củ cải, cần tây, atiso, các loại trái cây giàu vitamin C, ngũ cốc nguyên hạt… cùng thức ăn có hàm lượng chất béo thấp sẽ cực kì có ích trong việc tối ưu hóa chức năng của túi mật, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, hãy luôn luôn thay thế thịt đỏ bằng thịt trắng, sử dụng cách chế biến hấp hoặc nướng thay vì chiên rán. Cá cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp bổ sung protein và chất sắt. Lưu ý, nên cắt giảm các loại nước có gas, đồ ngọt, chất cồn và thực phẩm chiên rán.

Bạn cũng nên nhớ rằng thức ăn quá mặn cũng khiến cho việc tiêu hóa trở nên khó khăn, thận thải độc không kịp dễ dẫn đến việc bị sỏi mật. 

  • Biện pháp tự nhiên: Để cải thiện hệ tiêu hóa, các chuyên gia cũng đưa ra những giải pháp tự nhiên mà bạn có thể tự làm như: Nước táo, trà hoa cúc (uống 3 lần/ngày), nước khoáng. Tất cả những loại nước kể trên không chỉ giúp bạn làm sạch túi mật và còn giúp thanh lọc hệ tiêu hóa.
  • Cải thiện thói quen sống lành mạnh: Tập thể dục và hoạt động thể chất là một lời khuyên cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi muốn cải thiện sức khỏe của mình. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái là liều thuốc tốt nhất ngăn ngừa bệnh tật.