5/5 - (1 bình chọn)

Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là hai bệnh lý không còn mấy xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người đang nhầm lẫn hai căn bệnh này là 1 dẫn đến chưa có các /

biện pháp điều trị thích hợp. Vậy, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống có khác nhau không và khác nhau như thế nào? Cùng ICondom tìm hiểu ngay cách phân biệt trong bài viết dưới đây. 

Tổng quan về thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Trước khi tìm hiểu những điểm giống nhau và các cách phân biệt hai bệnh lý này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin tổng quan cần biết về thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa cột sống là bệnh lý như thế nào? 

Bệnh lý thoái hóa cột sống được nhận định là sự viêm hoặc tổn thương tại các đốt sống, xảy ra nhiều nhất tại đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng do đây là các vị trí chịu áp lực nặng nề nhất của cơ thể. Thoái hóa cột sống có thể được coi là danh từ chung cho rất nhiều triệu chứng bệnh lý cụ thể như xẹp đĩa đệm, hình thành các gai xương và chèn ép gây tổn thương các dây thần kinh phần cột sống. 

Thoái hóa cột sống là bệnh lý đặc trưng của tuổi già, tuy nhiên cũng có nhiều khả năng xảy ra ở những người trẻ tuổi do vận động quá sức hoặc ngồi sai tư thế. Đây là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, với con số mắc bệnh ở người già trên 60 tuổi đã đạt đến 85% theo báo cáo thống kê từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ. Chính vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý như thế nào? 

Nếu thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của đốt sống thì thoát vị đĩa đệm là bệnh lý chỉ xuất hiện khi nhân nhầy của đĩa đệm bị trào ra ngoài do một nguyên nhân nào đó. Điều này sẽ khiến các dây thần kinh xung quanh bị thương tổn do chèn ép, từ đó tạo nên cảm giác đau nhức và tê mỏi. Đây cũng là một bệnh lý xảy ra tự nhiên sau khi cột sống bị thoái hóa ở người già, tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa và gây ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, hiện nay số bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm ở Việt Nam đã lên đến 30% – đây là con số cảnh báo cho sự gia tăng và diễn biến phức tạp của bệnh lý này. 

Những điểm giống nhau giữa thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Dù là hai bệnh lý khác nhau hoàn toàn, thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm vẫn rất dễ bị nhầm lẫn với nhau do có một vài điểm chung về triệu chứng cơn đau cũng như vị trí xuất hiện. Dưới đây là một số điểm giống nhau của hai căn bệnh này mà bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn: 

  • Các cơn đau của hai bệnh lý này đều xảy ra ở phần cột sống, đặc biệt là cột sống vùng cổ và cột sống vùng thắt lưng do thường xuyên phải chịu những tác động mạnh. 
  • Là các bệnh lý thường xảy ra ở người già, đặc biệt là những đối tượng trên 60 tuổi. 
  • Đều xuất hiện cảm giác đau nhức, tê mỏi, co cứng cơ xung quanh và khó có thể hoạt động được. 
  • Các cơn đau thường xuất hiện sau khi vận động mạnh hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, cảm giác đau giảm khi nghỉ ngơi. 
  • Cả hai căn bệnh này đều có thể được cải thiện khi thay đổi chế độ sinh hoạt của bản thân cũng như rèn luyện thường xuyên và đều đặn. 

Những cách phân biệt thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm

Chính vì có khá nhiều điểm tương đồng liên quan đến tính chất, người bệnh cần đến những cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác các triệu chứng của bản thân. Hoặc bạn cũng có thể tự phân biệt được thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm dựa vào những phương pháp sau

Phân biệt dựa vào nguyên nhân gây bệnh

  • Thoái hóa cột sống: Nguyên nhân hàng đầu gây nên thoái hóa cột sống chính là tuổi tác. Theo các nghiên cứu từ Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, có đến 65% bệnh nhân thoái hóa cột sống thuốc độ tuổi từ 60 trở đi. Tuy vậy, hiện nay bệnh cũng được ghi nhận có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào do các chấn thương trực típ, vận động, hoạt động sai tư thế hoặc các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể như thừa cân hay béo phì. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân hàng đầu gây nên thoát vị đĩa đệm là các hoạt động sai tư thế như vặn mình quá mức hay mang vác nhiều vật nặng, từ đó khiến các đốt sống bị tổn thương và nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài. Thoái hóa cột sống cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên thoát vị đĩa đệm do đó bệnh lý này cũng được ghi nhận xuất hiện nhiều hơn ở người già. 

Phân biệt dựa vào triệu chứng nổi bật

  • Thoái hóa cột sống: Triệu chứng thường thấy là các cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài ở vị trí bị thoái hóa, có thể kèm theo co cứng và đau cơ, khó vận động. Cơn đau c
  • ó thể lan rộng ra các cơ quan xung quanh và ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống hoặc cũng có thể chỉ có cảm giác đau tại chỗ bị tổn thương. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi người bệnh hoạt động quá sức hoặc mang vác các vật nặng, giảm đi khi vận động nhẹ nhàng, đúng tư thế hoặc lúc nghỉ ngơi. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Do bệnh lý thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nhiều nhất đến các dây thần kinh xung quanh nên triệu chứng nổi bật nhất sẽ là cảm giác đau tê và nhức mỏi theo đường đi của dây thần kinh quanh vùng cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bắt gặp những dấu hiệu thường thấy của các bệnh lý thần kinh như co cứng cơ, mềm cơ, không thể hoạt động được, mất cảm giác tại vùng bị tổn thương… Các triệu chứng này thường chỉ hết khi bệnh nhân điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm.

Phân biệt dựa vào đối tượng mắc bệnh 

  • Thoái hóa cột sống: Như đã nói ở trên, đối tượng nguy cơ chủ yếu của thoái hóa cột sống là người già, đặc biệt là những người trên 60 tuổi, bắt đầu xảy ra các triệu chứng thoái hóa nặng nề tại vùng cột sống. Bên cạnh đó, những người lao động chân tay hoặc thường xuyên phải mang vác nặng cũng có nguy cơ thoái hóa cột sống cao hơn người bình thường do phải chịu sức ép nặng trong một thời gian quá dài bởi yếu tố công việc. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Đối tượng nguy cơ chủ yếu của thoát vị đĩa đệm là những người bị tổn thương trực tiếp tại các đĩa đệm, khiến nhân nhầy bị chèn ép dẫn đến thoát ra ngoài. Ngoài ra, những bệnh nhân thoái hóa cột sống cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ của thoát vị đĩa đệm do các đốt sống bị tổn thương ảnh hưởng nhiều đến phần đĩa đệm nằm ở giữa. Vì vậy, người cao tuổi cần chú ý thật cẩn thận khi vận động để tránh dẫn đến những bệnh lý xương khớp như trên.  

Phân biệt dựa vào vị trí 

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống có thể xảy ra trên toàn bộ cột sống hoặc chủ yếu tại phần cột sống cổ và cột sống thắt lưng – nơi chịu nhiều sức ép nhất từ cơ thể. Các cơn đau cũng xuất hiện khu trú tại các đốt sống tổn thương hoặc lan rộng theo chiều ngang chứ không chạy dọc theo hướng đi của dây thần kinh. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Vị trí thường thấy của thoát vị đĩa đệm là phần đĩa đệm nằm chính giữa các đốt sống, đi kèm cảm giác đau, sưng do viêm. Các cơn đau có thể khu trú tại vùng đĩa đệm bị tổn thương hoặc chạy dọc theo hướng đi của dây thần kinh do phần nhân nhầy thoát ra chèn ép và gây tổn thương đến các nhánh thần kinh tại vị trí này. 

Phân biệt dựa vào cách điều trị

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống hiện nay không có biện pháp nào có khả năng điều trị dứt điểm. Tất cả các phác đồ trị liệu đều chỉ được sử dụng để giảm bớt sự nặng nề của các cơn đau cũng như làm chậm đi tốc độ của quá trình thoái hóa. Vì vậy, phương pháp điều trị thường thấy nhất hiện nay là kết hợp trị liệu bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm cùng với thuốc ngăn quá trình thoái hóa và thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm có thể điều trị khỏi bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid, kết hợp cùng chế độ rèn luyện và sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó, nếu bệnh tiến triển nặng mà không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp trên thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét đến biện pháp phẫu thuật. 

Trên đây là một số cách phân biệt hai bệnh lý thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm mà ICondom muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ có ích để bạn có thêm thông tin và kiến thức về hai căn bệnh này, tránh nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm