5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là một bệnh lý tương đối phức tạp. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe của người mắc. Vậy, thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cách điều trị thế nào? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé!

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là gì?

Trước khi hiểu thoát vị đĩa đệm đa tầng, ta cần hiểu được thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các rễ dây thần kinh bị đau do các đốt sống lệch đè lên. Lúc này bao xơ bên ngoài bị tổn thương và vỡ ra, khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống. Cột sống cổ và thắt lưng là hai vị trí thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trong đó, thoát vị đĩa đệm đa tầng là bệnh phức tạp hơn rất nhiều. Những cơn đau do bệnh gây ra còn gấp nhiều lần so với thoát vị đĩa đệm thông thường. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở một vị trí trên cột sống bị thoát vị đĩa đệm, mà xảy ra nhiều hơn hai vị trí.

 Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng cũng tương tự như thoát vị đĩa đệm.

  • Do tuổi tác: Tuổi càng cao, xương khớp sẽ yếu dần theo thời gian. Các chức năng đàn hồi của xương kém dần, dịch bảo vệ khớp cũng tiết ít hơn. Điều này dẫn đến các đĩa xương dễ bị lệch ra ngoài so với khớp xương.
  • Mắc chứng béo phì: Thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng. Khi trọng lượng cơ thể lớn, các khớp xương sẽ bị đè nén và căng giãn khi hoạt động.
  • Làm việc, học tập có tư thế xấu: Mọi công việc hàng ngày của chúng ta như đi, đứng, ngồi không thẳng lưng, nằm lệch,… đều ảnh hưởng đến hình dạng và cấu tạo cột sống, khiến cột sống cong vẹo. Những hoạt động khuân vác sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu sẽ tạo áp lực lên cột sống, dễ dẫn đến tổn thương gây đau và thoát vị.
  • Gặp chấn thương: Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng thường gặp ở những người đã và đang bị chấn thương do chơi thể thao, gặp sự cố ngoài ý muốn do công việc,… những tác động đột ngột này khiến cho cột sống không thể chống đỡ, dễ tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh về cột sống bẩm sinh: Nếu như bố hoặc mẹ bạn có cấu trúc cột sống đĩa đệm không giống bình thường thì khả năng di truyền sang con cái là rất cao.

Việc biết rõ nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đa tầng sẽ giúp người bệnh biết cách giữ gìn để phòng tránh không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp.

Triệu chứng người bị thoát vị đĩa đệm đa tầng hay gặp phải

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là bệnh lý khá phức tạp và rất dễ biến chứng nguy hiểm. Do vậy để phòng tránh căn bệnh này, mọi người hãy chú ý các triệu chứng sau đây:

  • Triệu chứng dễ nhận biết ban đầu là gặp phải những cơn đau thường xuyên tại vùng cột sống. Tình trạng đau sẽ dữ dội hơn theo thời gian. 
  • Đau nhức xương khớp khi bạn vận động nhiều cũng là một dấu hiệu dễ nhận thấy. Thậm chí, các cơn đau ở vùng thắt lưng của bạn còn không kiểm soát được. Hay những hành động đơn giản như cầm, nắm, mở cửa bình thường cũng khiến các khớp xương đau nhức.
  • Gan bàn chân hoặc mu bàn chân có cảm giác đau buốt, hoặc rất lạnh mặc dù trời nóng.

Cách chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng có thể điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Điều trị vật lý

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất. Đơn giản vì với phương pháp này, người bệnh không cần dùng đến thuốc. Phương pháp này sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm chèn ép tại vùng thoát vị đĩa đệm từ đó cơn đau cũng sẽ được giảm nhẹ.

Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng là: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… Ngoài ra, để lưu thông máu, hỗ trợ chức năng vận động của xương thì người bệnh có thể dùng thêm liệu pháp chiếu đèn hồng ngoại, dùng tia laser.

Với phương pháp này, người bệnh cần phải kiên trì vì thời gian điều trị rất lâu. Để cho kết quả tốt nhất, trước khi điều trị hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Sử dụng thuốc để điều trị

Thông thường khi người bệnh đi khám sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm,… Trong một số trường hợp khớp bị viêm nặng bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hỗ trợ giãn cơ, tiêm Corticosteroids để giảm đau ngoài màng cứng.

Nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn vì thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng gan, dạ dày.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nếu như đã áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả. Việc phẫu thuật sẽ giúp giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép tại đĩa đệm. Mặc dù vậy, cách điều trị này cũng có những rủi ro nhất định. Hãy lựa chọn bệnh viện hay cơ sở uy tín để điều trị các bạn nhé!

Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng đang được rất nhiều người quan tâm và những biến chứng chúng mang lại không hề nhỏ. Do vậy mọi người hãy nhớ thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm