5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều người rất lo lắng về vấn đề “thoát vị đĩa đệm có chữa được không”? Vì ngoài việc khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, thì căn bệnh này cũng từng ngày bào mòn sức khỏe của người bệnh. Để có lời giải đáp cho thắc mắc này, mời bạn xem hết các chia sẻ ngay bên dưới nhé!

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, chúng có vai trò rất quan trọng vì giúp những đốt sống không va chạm với nhau khi hoạt động. Đĩa đệm có cấu tạo gồm 2 phần là: bao xơ bên ngoài và nhân nhầy bên trong.

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm là khi phần bao xơ bên ngoài bị rách khiến nhân này thoát ra ngoài. Lúc này chúng chèn ép lên các dây thần kinh và khiến người bệnh đau nhức. Đặc biệt, khi người bệnh di chuyển hay vận động thì sẽ càng đau đớn hơn, vì các dây thần kinh này bị chèn ép nhiều trong quá trình người bệnh di chuyển.

Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Do tuổi tác: Khi bước vào độ tuổi từ 30 – 50, thì các bộ phận của cơ thể con người bắt đầu lão hóa. Lúc này đĩa đệm cũng bị lão hóa theo khi tính hồi giảm đi và khả năng phát bệnh ngày càng cao.
  • Làm việc nặng, ngồi sai tư thế: Khi bạn thường xuyên làm việc nặng và ngồi sai tư thế trong thời gian dài cũng sẽ rất dễ bị mắc căn bệnh này.
  • Từng bị chấn thương: Nếu như bạn đã bị chấn thương cột sống thì đĩa đệm có thể cũng sẽ ảnh hưởng và về lâu dài sẽ hình thành bệnh.
  • Lối sống kém lành mạnh, ăn uống không đủ chất và dùng nhiều chất kích thích cũng là một nguyên nhân phổ biến gây bệnh.
  • Do di truyền: Nếu như thế hệ trước đã từng bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ gặp phải bệnh này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có gây nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh đau đớn và các hoạt động hàng ngày cũng bị hạn chế theo. Mặc dù thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những biến chứng của nó sẽ rất nặng nề cho người bệnh. 

Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu tiên: Mặc dù bao xơ bên ngoài chưa bị rách, nhưng phần nhân nhầy bên trong đã bị biến dạng khiến người bệnh thường xuyên chịu nhiều cơn đau nhói nhẹ.
  • Giai đoạn tiếp theo: Lúc này đĩa đệm có dấu hiệu phình to ra kèm theo những cơn đau rõ ràng hơn.
  • Giai đoạn thứ 3: Bao xơ bên ngoài của đĩa đệm bị rách nhưng nhân nhầy bên trong chưa bị đứt gãy. Nhưng lúc này, người bệnh đã xuất hiện các cơn đau dữ dội cùng khả năng vận động bị giảm sút.
  • Giai đoạn 4: Lúc này nhân nhầy của đĩa đệm đã bị tách ra và các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Người bệnh sẽ bị hành hạ bởi những cơn đau nhức nhiều hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một trong những biến chứng nặng nề nhất của giai đoạn 4 chính là tàn phế khiến người bệnh không thể đi lại được. Đây cũng là nguyên nhân chính mà những người bệnh luôn lo lắng, muốn biết “thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”

 Căn bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Với sự tiến bộ của y học ngày nay thì bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp chữa bệnh chỉ giúp người bệnh hồi phục tối đa khoảng 95% so với tình trạng ban đầu. 

Tuy nhiên, với tỷ lệ khỏi bệnh như trên thì cũng đã giúp người bệnh tránh khỏi việc đau đớn như khi bị thoát vị đĩa đệm. Do đó khi phát hiện bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Các phương pháp chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Sau đây là những phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đang được áp dụng hiện nay:

Sử dụng phương pháp trị bệnh nội khoa

Gồm những phương pháp sau:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc được dùng là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,…
  • Sử dụng thuốc tiêm giảm đau ngoài màng cứng.
  • Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc như tập yoga, tập vật lý trị liệu, massage, xoa bóp, châm cứu,…
  • Dùng laser hoặc sóng cao tần để giảm áp cho đĩa đệm.

Khi áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh trường hợp dùng thuốc nửa chừng hoặc lạm dụng thuốc quá mức. Tất cả sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm và khó chữa trị hơn.

Sử dụng phương pháp trị bệnh ngoại khoa

Nếu như việc sử dụng các phương pháp chữa bệnh nội khoa không hiệu quả, thì bạn bắt buộc phải dùng các phương pháp ngoại khoa để chữa bệnh. Có 2 phương pháp ngoại khoa cho bạn lựa chọn là:

  • Vi phẫu thuật nhân đĩa đệm: Với phương pháp này, người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và có thể đi lại được sau 3 – 4 ngày phẫu thuật. Bởi đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay, giúp giảm tối đa chiều dài vết mổ, hạn chế mất máu và tổn thương. Nhờ vậy mà tỷ lệ nhiễm trùng rất thấp và người bệnh nhanh phục hồi hon phẫu thuật thường.
  • Mổ nội soi cột sống lấy nhân đĩa đệm: Phương pháp này được áp dụng khi người bệnh đã phẫu thuật thoát vị đĩa đệm trước đây nhưng bị tái phát lại. Bệnh nhân bị thoát vị nhiều tầng và bị hẹp đĩa đệm cũng nên dùng phương pháp này.

Với những thông tin bên trên, giờ đây bạn đã biết câu trả lời cho vấn đề “thoát vị đĩa đệm có chữa được không?” rồi phải không nào? Nếu may mắn chưa bị mắc căn bệnh này, bạn hãy rèn luyện cho mình lối sống lành mạnh

Xem thêm