5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm là căn bệnh ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Đĩa đệm cột sống L5-S1 là khớp liên đốt sống có tác dụng chuyển tải trọng từ cột sống vào xương chậu. Do phải nhận mức độ căng thẳng cơ học và tải trọng lớn hơn nhiều so với các đốt sống trên, đĩa đệm L5 S1 rất dễ gặp phải chấn thương, thoái hóa và đau dây thần kinh. Cùng ICondom tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả giúp sớm cải thiện tình trạng bệnh nhé! 

Tìm hiểu về bệnh lý thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm 

Cột sống được xem là bộ phận quan trọng nhất của khung xương, có vai trò nâng đỡ và duy trì khả năng vận động, được cấu tạo bởi 33 đốt sống. Trong đó, đốt sống lưng gồm 5 đốt bắt đầu từ L1 đến L5. Đốt sống cùng cũng gồm 5 đốt từ S1 đến S5. 

Vị trí đĩa đệm L5-S1 là tại phần cuối thắt lưng. Khớp liên đốt sống này nối giữa đốt xương cùng thứ nhất (S1) và đốt sống lưng thứ 5 (L5). Giữa các đốt sống thường có một lớp đĩa đệm giúp giảm xóc và phân tán lực đều khắp cơ thể. Góp phần tránh tạo áp lực gây đau nhức cho 1 vị trí nào đó. 

Tuy nhiên, do nằm ở cuối thắt lưng nên vị trí này luôn phải chịu tải trọng và sức ép từ các hoạt động sinh hoạt và trọng lượng cơ thể hơn nhiều so với các đốt sống phía trên. Vì thế, không khó hiểu khi đĩa đệm cột sống L5-S1 rất dễ bị chấn thương, thoái hóa và đau dây thần kinh. 

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm được hiểu là đĩa đệm giữa đốt sống L5 và S1 bị thoát vị. Lúc này, bao xơ bên ngoài bị nứt vỡ, lượng nhân nhầy bị đẩy ra, gây chèn ép lên hệ thống thần kinh khiến người bệnh đau đớn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm

  • Tuổi tác: Thoát vị đĩa đệm hay gặp phải ở những người tuổi ngoài 40. Tuổi càng cao tình trạng thoái hóa và thoát vị đĩa đệm càng lớn. Đĩa đệm sẽ dần bị bào mòn và chệch khỏi vị trí ban đầu. 
  • Sai tư thế: Những tư thế như ưỡn người, ngồi lâu, đứng lâu, mang vác vật nặng không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. 
  • Chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… khiến đĩa đệm L5 S1 bị rách vòng xơ. 
  • Di truyền: Yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 10% trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Còn lại 80% do các tác động khác và 10% từ cơ địa mỗi người. 

Chế độ sinh hoạt: Ăn uống thiếu hoặc thừa chất, uống nhiều đồ uống có cồn cũng ảnh hưởng không tốt đến các khớp xương.

Đặc thù công việc: Người hay ngồi lâu một tư thế, hay phải bê vác nặng thường là những đối tượng rất dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

Trong tổng số người bị thoát vị, trường hợp bị L5-S1 thể trung tâm chiếm gần 50%. Các triệu chứng thể hiện theo từng giai đoạn cụ thể như sau: 

Giai đoạn đau cấp

Giai đoạn này vòng sợi bị lồi ra sau hoặc đĩa đệm lồi sau nhưng không gây tổn thương vòng sợi. Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau vùng thắt lưng gần mông khi bị chấn thương hoặc cố gắng sức làm điều gì đó. Cơn đau thường kéo dài và chỉ dịu bớt khi nằm nghỉ ngơi. 

Giai đoạn chèn ép rễ thần kinh

Vòng sợi khi bị đứt sẽ khiến một phần chất nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh. Người bệnh sẽ nhận rõ được cơn đau lan xuống vùng mông và chân. Khi đứng, ngồi lâu, hắt hơi, ho, rặn cũng thấy đau. Chân và các ngón chân có cảm giác tê do các dây thần kinh ở S1 bị kích thích hoặc đĩa đệm bị lệch ở dây thần kinh cột sống L5. Hoặc có cảm thấy đau căng gân ở vùng cẳng và bắp chân. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm có nguy hiểm không?

Theo Theo Thư viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra chứng rối loạn chức năng sinh dục và yếu cơ. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: 

  • Rễ thần kinh bị đau. 
  • Bị rối loạn cảm giác khiến một số vùng da trên cơ thể không cảm nhận được sự nóng, lạnh. 
  • Đi lại, vận động khó khăn, thậm chí bị tê liệt. 
  • Rối loạn thần kinh thực vật khi chân bị lạnh, người vã mồ hôi, không kiểm soát tiểu tiện, thỉnh thoảng bị nóng ran khắp người,…

Khi người bệnh cảm nhận được những biểu hiện này chứng tỏ bệnh đã ở mức độ nặng, nhân nhầy bị thoát ra nhiều gây chèn ép lực lớn lên dây thần kinh. Để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn, cần đến ngay bệnh viện uy tín thăm khám và điều trị kịp thời. 

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Muốn biết chính xác bệnh nhân có bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm hay không, các bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử, hoàn cảnh phát bệnh và mức độ cơn đau tiến triển ra sao. Bên cạnh đó, cần dựa trên cả những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như: 

  • Chụp X-quang quy ước: Giúp kiểm tra xem đốt sống có hẹp khe đĩa đệm L5-S1, bị vẹo cột sống, trượt đốt sống, khuyết eo, mất ưỡn và mất vững cột sống không. 
  • Chụp Cộng hưởng từ (MRI): Giúp xác định vị trí số tầng thoát vị, hình thái thoát vị ở cạnh trung tâm, trung tâm hay lỗ ghép. Kiểm tra xem đĩa đệm L5-S1 đang ở hình thái phồng hay xẹp. 
  • Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Giúp xác định chính xác vị trí đang bị thoát vị đĩa đệm và chẩn đoán mức độ chèn ép của bệnh lên dây thần kinh. 

Những cách điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm hiệu quả

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm muốn hiệu quả phải xác định được giai đoạn và cấp độ đau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:

Điều trị theo tây y

Trường hợp bệnh mới xuất hiện cơn đau cấp tính, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn. Trường hợp thoát vị đĩa đệm tầng L5-S1, khi mới xuất hiện các cơn đau cấp tính, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc gồm giảm đau (Paracetamol); thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen); thuốc giãn cơ (Myonal, Decontractyl). Nếu cơn đau nghiêm trọng sẽ được kê thuốc theo toa là Opioid, Tramadol và/hoặc Corticosteroid).

Điều trị theo vật lý trị liệu

Thay vì dùng thuốc, phương pháp này sẽ sử dụng nhiệt, sóng siêu âm, điện để tác động lên đốt sống L5 S1 giúp giảm cơn đau và việc chèn ép dây thần kinh tại khu vực này. Thích hợp điều trị cho các bệnh nhân bị lồi đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm độ I và độ II, đĩa đệm chưa hề rách bao xơ.

  • Nhiệt trị liệu: Dùng nguồn sinh nhiệt như sóng ngắn, chiếu đèn để tác động lên vị trí thoát vị đĩa đệm. 
  • Điện trị liệu: Áp dụng cho bệnh nhân bị đau cấp tính bằng cách dùng dòng điện gây ức chế dẫn truyền thần kinh lên não làm giảm đau. 
  • Laser: Sóng laser sẽ triệt tiêu toàn bộ nhân nhầy thoát ra ngoài để giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh.
  • Siêu âm: Dòng điện cao tần tại đầu máy siêu âm sẽ sinh nhiệt giúp giãn cơ, giãn mạch và tăng tuần hoàn máu.
  • Kéo giãn và nắn chỉnh cột sống: Sử dụng lực nhằm nới rộng khoang đốt sống để giảm áp lực lên đĩa đệm và tăng không gian cho đĩa đệm

Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm L5-S1 thể trung tâm

Những trường hợp sau đây sẽ phải cần được can thiệp bằng phẫu thuật mổ mở thoát vị đĩa đệm L5-S1 hoặc qua ống banh để lấy nhân nhầy thoát vị; phẫu thuật nội soi lấy nhân hoặc phẫu thuật mini-COD ít xâm lấn để lấy khối thoát vị ra ngoài.

  • Điều trị nội khoa từ 5 đến 8 tuần nhưng không hiệu quả. 
  • Dịch nhầy chèn ép lên dây thần kinh cấp tính và bị rách bao xơ. 
  • Hình dạng cột sống bị ảnh hưởng. 
  • Các cơn đau ngày càng tăng mà thuốc giảm đau không có tác dụng. 
  • Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc bị hội chứng đuôi ngựa

Điều trị bằng các bài thuốc đông y

Trường hợp bị nhẹ hoặc điều trị có hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng thêm các bài thuốc dân gian như xông, chườm, sắc một số loại thảo dược lá lốt, lá ngải, rễ đinh lăng giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau do đĩa đệm chèn ép. 

Một số phương pháp điều trị hỗ trợ

Nếu được bác sĩ cho phép, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, tập yoga hoặc sử dụng đai lưng cột sống phù hợp tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 thể trung tâm. Người bệnh ngay khi nhận thấy có biểu hiện đau vùng thắt lưng gần mông nên đi thăm khám sớm khi bệnh ở thể nhẹ. Đừng để đến khi cơn đau tăng lên, thuốc giảm đau không còn tác dụng sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật tốn kém và mất nhiều thời gian phục hồi.

Xem thêm