Rate this post

Thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Trong bài viết dưới đây. Hãy cùng ICondom tìm hiểu xem thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến có giá bao nhiêu, công dụng và liều dùng cụ thể như thế nào?

Bệnh vảy nến là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến có giá bao nhiêu, công dụng và liều dùng như thế nào?”, trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái quát về bệnh vảy nến.

Vảy nến là một dạng bệnh da di truyền. Bệnh nằm im trong cơ thể bệnh nhân cho tới khi được kích hoạt bởi các yếu tố như chế độ ăn uống và lối sống. Vảy nến không chỉ đơn thuần gây ra những tổn thương ngoài da, khiến da khô nứt bong tróc mà nguy hiểm hơn, đây là một loại bệnh tự miễn.

Bệnh khiến tế bà da ồ ạt sản xuất dày sừng. Khi những tế bào hoạt động quá mức sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể buộc phải phản ứng lại với chúng, kết quả là da bị ửng đỏ, viêm kèm theo ngứa.

Để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh, người ta buộc phải dùng tới các loại kem và thuốc mỡ trị vảy nến. Trong số đó, thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến được đánh giá cao vì dễ sử dụng lại cho tác dụng tại chỗ hiệu quả cao.

Thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến có giá bao nhiêu?

Là một trong các loại thuốc trị vảy nến quen thuốc nhất hiện nay, thuốc mỡ Salicyle được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bị vảy nến giai đoạn đầu, nhất là dạng thuốc mỡ 5% tuýp 15g.

Giá tham khảo của loại thuốc mỡ Salicyle này chỉ khoảng 30.000 một tuýp và có thể dao động lên xuống tuỳ thuộc vào thời điểm mua và địa điểm bán. Hiện thuốc được bày bán rộng rãi tại khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc song để mua được thuốc chính hãng đảm bảo chất lượng, người bệnh nên tới những cơ sở y tế uy tín để mua thuốc và được hướng dẫn cách sử dụng chính xác.

Công dụng của thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến

Thuốc mỡ Salicyle chứa acid Salicylic (hay còn gọi là Beta Hydroxy Acid – BHA), một dạng acid gốc dầu. Nhờ đặt tính gốc dầu này nên hoạt chất BHA không bị dầu cản trở mà ngược lại còn dễ dàng xuyên qua những lỗ chân lông chứa đầy bã nhờn, giúp phá vỡ các tế bào chết dính vào nhau bên trong lỗ chân lông.

Thuốc mỡ Salicyle là một trong các loại thuốc chữa vảy nến phổ biến nhất hiện nay. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị vảy nến nhẹ ở mình hoặc da đầu, khi thương tổn còn chưa lan rộng; viêm da tiết bã nhờn; vảy da đầu và các loại bệnh da tróc vảy khác; trị mụn cơm thông thường hoặc mụn cơm ở bàn chân; trị chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay, bàn chân; trị mụn trứng cá thường.

Ngoài thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến, hiện trên thị trường còn có các dạng sản phẩm khác chứa acid Salicylic với công dụng tương tự như: miếng dán, xà phòng, kem sữa, dạng bọt, dạng dung dịch, gel, dầu gội đầu.

Thuốc mỡ Salicyle có công dụng làm tróc mạnh lớp sừng ở trên da và sát khuẩn nhẹ nên hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả, đồng thời ngăn chặn tình trạng tăng sinh lớp sừng. Ngoài ra, thuốc cũng có khả năng ngăn nấm mốc, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.

Liều lượng và cách sử dụng của thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến

Bên cạnh câu hỏi “Thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến có giá bao nhiêu?”, người bệnh còn đặc biệt quan tâm đến liều lượng và cách sử dụng của loại thuốc này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi dạng thuốc Salicyle đều có liều dùng và cách sử dụng riêng biệt.

Cách dùng cụ thể với dạng thuốc mỡ Salicyle như sau: Trước hết, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến rồi bôi một lượng vừa đủ thuốc Salicyle lên vùng da cần điều trị, massage nhẹ nhàng để thuốc thấm vào da. Thực hiện từ 1 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến

Khi sử dụng thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

– Thuốc mỡ Salicyle nói riêng và tất cả các chế phẩm của acid Salicylic nói chung chỉ được dùng ngoài da, tuyệt đối không bôi lên niêm mạc, mắt, miệng, vùng da mặt, vùng hậu môn, bộ phận sinh dục,… Người bệnh cần chú ý bảo vệ những vùng da bình thường xung quanh vùng da cần điều trị mỗi khi bôi thuốc.

– Không nên dùng thuốc mỡ Salicyle với nồng độ cao trong thời gian dài, tránh bôi trên diện rộng hoặc những vùng da bị viêm, nứt nẻ.

– Nếu bị dính thuốc vào niêm mạc, mắt, cần rửa lại ngay bằng nước sạch. Rửa tay ngay sau khi bôi thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến, trừ trường hợp bôi thuốc ở tay.

– Cần đặc biệt thận trọng khi bôi thuốc trên đầu ngón tay, ngón chân của những người bị bệnh tiểu đường hoặc suy giảm tuần hoàn ngoại vi.

– Bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú đều có thể dùng thuốc mỡ Salicyle nhưng nên tránh bôi thuốc quanh vùng vú để tránh trẻ nhỏ nuốt phải thuốc.

– Chống chỉ định thuốc mỡ Salicyle chữa vảy nến với bệnh nhân bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc, không dùng thuốc trên diện da rộng hoặc vùng da nhạy cảm, bị nứt nẻ, niêm mạc mắt.