5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm – một căn bệnh rất khó chữa dứt điểm, khiến cho người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường. Sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm cũng là phương pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng của căn bệnh tới bệnh nhân. Nhưng liệu phương pháp tiêm thuốc giảm đau có thực sự mang lại an toàn và hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của ICondom để biết thêm chi tiết.

Những điều cần lưu ý về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các dịch nhầy không nằm đúng vị trí cố định giữa hai đốt cột sống. Việc này dẫn đến tình trạng đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như đi lại của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, chúng có thể đến từ việc hoạt động, di chuyển sai tư thế, ngồi trong thời gian dài. 

Khi bị thoát vị đĩa đệm mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như hội chứng đuôi ngựa hoặc rối loạn cơ vòng,… Đi kèm với nó là những cơn đau dai dẳng khiến người bệnh khó chịu, gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Vậy nên việc tiêm thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm đang được nhiều người cân nhắc.

Ưu điểm của thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm đang là căn bệnh càng ngày càng trẻ hoá. Ngay ở Việt Nam, vào năm 2014, một nhóm bác sĩ ở TP.HCM đã nghiên cứu và cho thấy, tỷ lệ mắc các loại bệnh về cơ và xương khớp ở người từ 40 tuổi trở lên đã lên tới 66%, tương đương với nhiều nước trên thế giới. Vị trí dễ gặp nhất là tại cột sống thắt lưng (43%) và tại khớp đầu gối (35%). Để giảm các cơn đau từ việc thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ cho người bệnh hai sự lựa chọn: điều trị vật lý, giảm đau,… hoặc làm phẫu thuật. 

Có 2 loại tiêm giảm đau thoát vị đĩa đệm điển hình là tiêm ngoài màng cứng bằng steroid và tiêm ozon, cụ thể:

Tiêm ngoài màng cứng bằng steroid: Có hai loại chính là steroid dạng hạt và không hạt. Nhưng chúng đều giúp bệnh nhân giảm đau và giảm viêm các dây thần kinh. Bởi steroid có tác dụng làm giảm các chất gây viêm cũng như giảm thiểu tín hiệu cảm giác đau lên thần kinh. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường hiệu quả vật lý trị liệu, hỗ trợ giảm đau và cải thiện dần bằng cách kết hợp các hình thức trị liệu vật lý. Việc sử dụng kết hợp steroid và trị liệu vật lý trong thời gian dài có thể giúp giảm nguy cơ bắt buộc phẫu thuật. Nếu đạt được kết quả tốt thì còn giúp cho người bệnh không phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm.

Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Xuân – quê ở Vĩnh Phúc. Bà đã sử dụng kỹ thuật tiêm màng cứng để điều trị thoát vị đĩa đệm ở Bệnh viện Quân Y 110. Sau

khi được các bác sĩ thực hiện ca tiêm, bà cảm thấy giảm đau lưng hiệu quả, các hoạt động cơ thể nhẹ nhàng và bớt đau đớn hơn rất nhiều. 

Tiêm ozone giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm: Đây là một phương pháp mới, được áp dụng sớm nhất tại một số bệnh viện địa bàn Hà Nội như bệnh viện Xanh Pôn,… từ năm 2017. Đây không hẳn là thuốc tiêm mà có thể xem là phương pháp bổ trợ cho quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Chỉ định của mũi tiêm ozone thường là các bệnh nhân trẻ gặp các vấn đề về xương khớp, cột sống và lưng ở giai đoạn 2 (giai đoạn chưa bắt buộc phẫu thuật). Thời gian tiêm chỉ mất 30 phút và sau khi tiêm hoàn toàn không gây ra các biến chứng hay triệu chứng bất thường. Bệnh nhân sẽ đỡ đau sau 1 tuần và thường dùng 2 mũi để ổn định hơn.

Nhược điểm khi sử dụng thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

Vì bản chất của bệnh là dai dẳng và vô cùng khó chữa, nên khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cũng đều có một số nhược điểm không thể tránh khỏi. 

Tiêm ngoài màng cứng với steroid

Tuy đây là phương pháp được ưu tiên và dùng nhiều hơn khi chữa trị giảm đau thoát vị đĩa đệm nhưng cũng không hoàn toàn an toàn 100%. Có những biến chứng khi tiêm steroid đã được ghi nhận với mức độ nguy hiểm khá cao như:

– Nhiễm trùng vị trí tiêm: Đây là biến chứng dễ xuất hiện với các trường hợp tiêm steroid tại màng cứng. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thần kinh ở não,… hoặc tủy sống hay chỉ tại vị trí phẫu thuật. Nó có thể gây ra một số căn bệnh như viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe mô mềm,… vậy nên từ khâu vệ sinh trước khi tiêm là vô cùng quan trọng.

– Tổn thương động mạch: Việc tiêm steroid ngoài màng cứng dễ dẫn đến việc bị chảy máu cục bộ và tạo các cục máu đông. Dẫn đến tình trạng máu không thể chảy đến các bộ phận trọng yếu, gây nhiều hệ luỵ.

– Tổn thương thần kinh: Khi tiêm steroid vào cơ thể, các thần kinh xung quanh sẽ bị ảnh hưởng bất thường như mất cảm giác hoặc đôi khi là co giật. 

– Nguy hiểm tiềm ẩn với steroid dạng hạt: Các hạt steroid khi được đưa vào cơ thể có thể tạo cục và gây tắc nghẽn mạch máu, ngăn chặn máu chảy đến tủy sống. Tạo ra nhiều triệu chứng khá nguy hiểm.

Tiêm ozone nhằm giảm bớt đau buốt vì thoát vị đĩa đệm

Đây là một loại thuốc tiêm giảm đau thoát vị đĩa đệm mới được phổ biến và chưa có sự phổ biến nhiều tại các trung tâm Y tế. Mặc dù ít tác dụng phụ nhưng loại thuốc này cũng có một số nhược điểm nhất định.

– Phải tiêm nhiều mũi: Đối với steroid thì bệnh nhân sẽ chỉ cần 1 liều là có thể ổn định tới 90% trong một thời gian ngắn. Nhưng với ozone thì phải tiêm 2 mũi trở lên mới đạt hiệu quả tốt nhất.

– Không dành cho hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm: Thuốc chỉ có tác dụng với những ai thuộc giai đoạn giữa và không dành cho những người giai đoạn 3 (giai đoạn cần can thiệp phẫu thuật). – Không có tác dụng ngay lập tức: Thường các bệnh nhân sử dụng phương pháp tiêm ozone sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài và thường không hoàn toàn hồi phục được 100% như ban đầu.

Có thật sự cần thiết sử dụng các loại thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm được các bác sĩ chuyên ngành chia ra 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 (phình đĩa đệm), giai đoạn 2 (lồi đĩa đệm) và cuối cùng, giai đoạn 3 (thoát vị đĩa đệm thực thụ). Trong 2 trường hợp đầu, bệnh nhân hoàn toàn không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Vậy nên việc sử dụng thuốc tiêm là vô cùng hợp lý. 

Nó sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, không còn bị những cơn đau dai dẳng hành hạ. Hơn hết nếu biết kết hợp trị liệu vật lý trong một thời gian, có thể đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm mà không cần đến phẫu thuật phức tạp. Sức khỏe của bệnh nhân bị thoái hoá sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Những điều cần lưu ý sau khi tiêm thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

  • Cần phải luôn giữ vệ sinh vị trí tiêm: Một số biến chứng xảy ra liên quan đến việc vệ sinh không sạch vị trí tiêm. Điều này dẫn đến một số hậu quả khó lường ảnh hưởng đến não bộ cũng như tuỷ sống.
  • Khi gặp các triệu chứng bất thường cần đến ngay các trung tâm y tế gần nhất. Nếu sau khi tiêm, người bệnh gặp các triệu chứng như đau đớn dữ dội, đứng hoặc ngồi thoải mái hơn nằm; hoặc sốt cao trên 38°C; cảm giác tê từ các chi. Việc kiểm tra sức khoẻ kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm tối thiểu những hệ lụy nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nhức nhối không chỉ đối với người già mà cả những bạn trẻ bởi các nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Tuy nhiên, biết sử dụng các biện pháp giảm đau như tiêm thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những hình thức tối ưu, giúp cải thiện sức khỏe. Tham khảo thêm các bài viết của ICondom để có thêm nhiều kiến thức khoa học – y tế hơn nữa nhé.

Xem thêm