5/5 - (1 bình chọn)

Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường” là thắc mắc được rất nhiều người bệnh băn khoăn. Bên cạnh đó cũng không ít trường hợp người bệnh chủ quan, không để ý các triệu chứng tiền tiểu đường mà mình đang mắc phải. Tuy nhiên, tiền tiểu đường sẽ nhanh chóng được ngăn chặn và không tiến triển thành tiểu đường nếu kịp thời điều trị. Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây của ICondom để hiểu hơn về tiền tiểu đường nhé!

Định nghĩa tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là một giai đoạn ủ bệnh có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường. Trong giai đoạn này, lượng đường huyết trong máu cao hơn ngưỡng bình thường. Nhưng chỉ số này vẫn không đủ cao để bác sĩ chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, không phải người bệnh tiền tiểu đường nào cũng mắc phải các triệu chứng rõ rệt để có thể ngăn chặn sớm.

Tiền tiểu đường rất khó để xác định được nguyên nhân chính xác. Nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ tính kháng insulin của cơ thể. Đồng nghĩa với việc các tế bào ngừng phản ứng với insulin được tuyến tụy sản xuất ra và cho phép glucose di chuyển vào tế bào để tạo năng lượng. Điều này khiến cơ thể không sử dụng insulin đúng cách dẫn đến tình trạng đường tích tụ trong máu

Tiền tiểu đường khởi phát là do đâu?

Chính vì tiền tiểu đường không có triệu chứng rõ ràng nên nó rất dễ dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng mà người bệnh không kịp thời phát hiện ra. Bệnh tiền tiểu đường có thể khởi phát từ một số yếu tố nguy cơ như sau, bao gồm:

  • Có thể trạng thừa cân, béo phì.
  • Mắc bệnh huyết áp cao, mỡ trong máu.
  • Đối tượng từ 45 tuổi trở lên.
  • Đối tượng có chủng tộc là châu Phi, châu Á.
  • Có người thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (cha mẹ, anh trai, chị gái,…).
  • Lối sống không lành mạnh: chỉ vận động tập luyện ít hơn 3 lần/ tuần, chế độ dinh dưỡng nhiều đường và tinh bột.
  • Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Một số triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Nếu có một trong các yếu tố nguy cơ như trên hoặc phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào về sức khỏe, bạn cần liên hệ với bác sĩ về việc kiểm tra lượng đường trong máu để kịp thời ngăn chặn tiền tiểu đường.

Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?

Nhiều người bệnh tỏ ra lo lắng khi bản thân đang trong giai đoạn tiền tiểu đường vì họ không biết chắc chắn rằng tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường, liệu phương pháp điều trị của họ hiện tại đã đủ an toàn chưa,… Vậy nên, trước hết người bệnh cần phải nắm kỹ một số thông tin về tiền tiểu đường như sau:

Thời gian ủ bệnh tiểu đường

Người bệnh không thể tự xác định rõ thời gian ủ bệnh của mình là bao lâu. Vì tùy vào cơ địa, chế độ ăn uống và sinh hoạt của từng người nên giai đoạn tiền tiểu đường có thể kéo dài hơn so với người khác (dao động trong khoảng từ 2 – 5 năm). Với lối sống càng thiếu kiểm soát, ít lành mạnh thì tiền tiểu đường càng có cơ hội tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiền tiểu đường có chỉ số đường huyết thế nào?

Để chẩn đoán tiền tiểu đường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lượng đường huyết của người bệnh. Cụ thể người bệnh tiền tiểu đường cần tham khảo các mức chỉ số như sau

Chỉ số đường huyết khi đói

Thông thường, chỉ số đường huyết khi đói sẽ được tiến hành đo vào buổi sáng nên người bệnh cần nhịn ăn sáng để kiểm tra và cho ra kết quả chỉ số chính xác nhất. 

  • Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l hoặc 70-107 mg/dl.
  • Đối với người tiền tiểu đường: 6,0 – 6,9 mmol/l hoặc 108-126 mg/dl.
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l hoặc 126 mg/dl.

Chỉ số đường huyết khi đã ăn no 

  • Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l hoặc 140 mg/dl.
  • Đối với người tiền tiểu đường: từ 7,9 – 11,1 mmol/l hoặc 141 – 200 mg/dl.
  • Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l hoặc 200 mg/dl.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được đề xuất kiểm tra lượng đường huyết bằng phương pháp xét nghiệm HbA1c khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này có khả năng theo dõi đường huyết trong vòng 3 tháng liên tục. Người bệnh tiền tiểu đường sẽ có chỉ số đường huyết trong khoảng 5,7 – 6,4%.

Có thể chữa khỏi bệnh tiền tiểu đường không?

Nếu người bệnh chủ quan, tiền tiểu đường rất dễ tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng chính là tiền tiểu đường có thể được chữa khỏi hoàn toàn trước khi chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Hiện nay, số lượng người mắc tiền tiểu đường ngày càng tăng cao ở các quốc gia. Tuy nhiên, với biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kết hợp vận động tập luyện thường xuyên sẽ giúp đẩy lùi tiền tiểu đường.  

Cách ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường

Phương pháp điều trị tiền tiểu đường hiệu quả nhất chính là điều chỉnh lối sống lành mạnh. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện theo các lưu ý sau để sớm ngăn chặn bệnh tiền tiểu đường:

Chế độ vận động

Ít vận động, không luyện tập thể dục thể thao là nguyên nhân khiến cơ thể không tiêu hao hết lượng đường dư thừa, từ đó gây ra tiền tiểu đường. Theo thống kê của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), tập thể dục có khả năng giúp cơ thể giảm đường huyết đến 24 giờ sau khi vận động tập luyện.

Một điểm cộng nữa chính là trọng lượng cơ thể và tình trạng thừa cân béo phì sẽ được cải thiện nếu bạn chăm chỉ vận động. Từ đó giúp bạn ổn định được lượng đường huyết và đẩy lùi tiền tiểu đường.

Vậy nên, nếu đang bắt đầu một thói quen vận động mới thì bạn có thể bắt đầu từ từ với các bài tập cơ bản trước (nâng tạ nhẹ, chạy bộ, đi dạo, thể dục nhịp điệu, yoga, bơi lội,…). Sau đó tăng dần cường độ và độ dài bài tập từ 30 – 60 phút với ít nhất 5 ngày/ tuần để nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân.

Chế độ dinh dưỡng

Xây dựng và đảm bảo chế độ ăn “sạch” sẽ giúp bạn đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường trước khi nó tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột, chất béo nhiều calo chính là yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra tiền tiểu đường. Bạn có thể tham khảo chế độ ăn như sau để lượng đường huyết luôn ổn định, cụ thể:

  • Tăng cường ăn rau xanh, củ quả và trái cây.
  • Bổ sung các loại ngũ cốc và chất béo lành mạnh (bơ thực vật, cá,…).
  • Ăn thịt nạc, hạn chế mỡ.
  • Hạn chế ăn mặn hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn (thịt hộp, cà dưa muối,…).

Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định chế độ ăn phù hợp với nhu cầu của mình, hãy đến gặp chuyên gia dinh dưỡng uy tín để được tham khảo ý kiến và xây dựng một kế hoạch ăn uống cụ thể phù hợp với thể trạng riêng.

Thay đổi thói quen có hại cho sức khỏe

Tất cả chúng ta đều biết hút thuốc lá và lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, caffeine) đều sẽ mang lại nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Người bệnh đang trong giai đoạn tiền tiểu đường cần phải hạn chế sử dụng chúng hoặc tốt nhất là cai hẳn để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước, luôn trong trạng thái mệt mỏi thiếu sức. Đồng thời luôn ngủ sớm, hạn chế thức khuya và đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày để cơ thể và tinh thần luôn được thoải mái.

Khám sức khỏe định kỳ

Tuy rất nhiều người đã đẩy lùi tiền tiểu đường thành công bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, nhưng điều này vẫn chưa đủ đối với tất cả người bệnh bởi vì tùy thuộc vào cơ địa khác nhau. Nếu lối sống được điều chỉnh nhưng lượng đường huyết vẫn chưa được cải thiện thì bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường. 

Trong trường hợp này, người bệnh vẫn nên đến khám tại các bệnh viện uy tín để bác sĩ có thể kê đơn thuốc và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho riêng bạn. Bên cạnh đó, bản thân người bệnh cũng nên theo dõi sát sao các triệu chứng mà mình đang gặp phải để báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Nếu kết quả chẩn đoán rằng bạn mắc bệnh tiền tiểu đường thì cũng đừng quá lo lắng. Vì điều đó không có nghĩa là ngay lập tức, bệnh sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thực hiện hành động nhanh chóng để sớm đảo ngược tình trạng này. Thắc mắc “tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường” đã được giải đáp chi tiết ngay trên đây. Hy vọng bạn đọc đã nắm được thông tin về tiền tiểu đường cũng như hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết trong giai đoạn tiền tiểu đường nhé!

Xem thêm