5/5 - (1 bình chọn)

Đái tháo đường thai kỳ là một dấu hiệu bệnh lý khá phổ biến đang khiến nhiều người lo sợ. Vậy hậu quả của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì? Khi nào khám đái tháo đường thai kỳ thì hiệu quả nhất? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích về quy trình cũng như thời điểm hợp lý để khám căn bệnh này. 

Tại sao cần phải khám đái tháo đường thai kỳ? 

Ngoài thắc mắc khi nào khám đái tháo đường thai kỳ thì rất nhiều người cũng tự hỏi liệu có cần thiết phải khám khi phát hiện các triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ không. Dưới đây là một vài thông tin tổng quan về bệnh lý này mà ICondom muốn gửi đến bạn. 

Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân của loại bệnh lý này?

Tiểu đường thai kỳ là một triệu chứng bệnh lý thường thấy xuất hiện trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của chu kỳ. Sản phụ được xác định mắc đái tháo đường thai kỳ khi trước đó không có triệu chứng gì của tiểu đường type 1 và 2.

Nguyên nhân chủ yếu của đái tháo đường thai kỳ là do sự tiết ra quá mức các hormone nhau thai của người mẹ. Hormone nhau thai có công dụng giúp bảo vệ thai nhi, nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của Insulin, ức chế Insulin thực hiện chuyển hóa và dự trữ đường. Từ đó, nồng độ glucose trong máu sẽ bị rối loạn, tăng bất thường dẫn đến bài tiết glucose qua đường nước tiểu.

Tầm quan trọng của việc khám đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị khi có các dấu hiệu điển hình là vô cùng cần thiết. Nếu không, bệnh lý này sẽ là tiền đề dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho mẹ bầu, có thể kể đến như:

  • Dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức, béo phì – nguyên nhân chủ yếu của đái tháo đường type 2.
  • Nồng độ glucose quá cao sẽ gây ra hiện tượng đa ối, tử cung lớn bất thường, đồng thời dẫn đến các triệu chứng bệnh lý về hô hấp và tuần hoàn ở người mẹ.
  • Rối loạn glucose thai kỳ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và tiền sản giật, thời gian chuyển dạ kéo dài, khó sinh thậm chí có thể sảy thai hoặc sinh non thiếu tháng.
  • Là tiền đề dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hậu sản như sang chấn, băng huyết.
  • Đường huyết quá cao gây rối loạn chuyển hóa, dẫn đến các hậu quả như hôn mê, đột quỵ và nhiều dấu hiệu bất thường khác sau sinh.

Ngoài ra, mẹ mắc tiểu đường thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ở thai nhi: 

  • Tăng tỷ lệ quái thai, khuyết tật bẩm sinh
  • Tăng nguy cơ thai chết non, tỷ lệ tử vong có thể gấp 2-5 lần bình thường.
  • Kích thước thai nhi bất thường do nồng độ glucose của mẹ quá cao, tác động vào các hormon tăng trưởng của bé. 

Qua các hậu quả trên, ta có thể thấy việc khám đái tháo đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi nào khám đái thường thai kỳ thì hiệu quả nhất?  Câu trả lời sẽ được ICondom tiết lộ trong phần tiếp theo.

Thời điểm lý tưởng để khám tiểu đường thai kỳ

Thời điểm xét nghiệm lần đầu

Với lần xét nghiệm đầu tiên, thai phụ nên thực hiện các chẩn đoán đái tháo đường vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.  Có thể nói, đây chính là thời gian lý tưởng nhất dành cho những người chưa từng xét nghiệm tiểu đường trước đó cũng như không có tiền sử mắc đái tháo đường. 

Thời điểm xét nghiệm sau sinh

Khi nào khám đái tháo đường thai kỳ sau sinh? Không chỉ những người có tiền sử đái tháo đường thai kỳ mà tất cả thai phụ đều nên xét nghiệm đái tháo đường vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 sau thai kỳ. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng một số nghiệm pháp như dung nạp glucose đường uống hoặc các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng phù hợp khác.

Thời điểm xét nghiệm đối với những người có tiền sử mắc bệnh

Đối với các thai phụ đã có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, việc xét nghiệm định kỳ thường xuyên tối thiểu 3 năm 1 lần là vô cùng cần thiết. Vì nếu chưa được điều trị triệt để, bệnh lý này có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm sau này. 

 Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ diễn ra qua mấy bước? 

Ngoài câu hỏi khi nào khám đái tháo đường thai kỳ là tốt nhất, rất nhiều thai phụ cũng lo lắng về quy trình và các bước chẩn đoán. Đối với các xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, các bác sĩ có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau:

Phương pháp xét nghiệm 1 bước

Phương pháp này sẽ được sử dụng cho các thai phụ chưa chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ trước đó, diễn ra vào khoảng từ tuần 24 đến tuần 28 trong thai kỳ. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đo nồng độ đường huyết của bệnh nhân khi đói, sau đó cho uống 75g glucose rồi tiếp tục đo nồng độ đường huyết sau các thời điểm là 1 giờ và 2 giờ.  

Nghiệm pháp này chỉ được thực hiện sau khi thai phụ đã nhịn đói tối thiểu 8 tiếng và nên làm vào sáng sớm. Về chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được xác định mắc đái tháo đường thai kỳ nếu xét nghiệm vượt quá các chỉ số sau đây:

  • Nồng độ glucose khi đói lớn hơn hoặc bằng 5,1 mmol/L.
  • Nồng độ glucose 1 giờ sau nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 10 mmol/L.
  • Nồng độ glucose 2 giờ sau nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 8,5 mmol/L.

Phương pháp chẩn đoán 2 bước

Với phương pháp xét nghiệm 2 bước, thai phụ sẽ được thử nồng độ glucose trước khi áp dụng nghiệm pháp dung nạp glucose theo đường uống. 

Ở bước thử glucose, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 50g glucose (có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào) sau đó đo lượng đường huyết vào thời điểm 1 giờ sau uống. Nếu nồng độ glucose máu đo được rơi vào các mốc 7,2 mmol/L, 7,5mmol/L hoặc 7,8mmol/L thì sẽ xác định dương tính và tiếp tục bước 2. 

Ở bước thứ 2, các thai phụ sẽ được đo đường huyết lúc đói, sau đó uống 100g glucose và tiếp tục đo nồng độ glucose ở thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau uống. Xác định đái tháo đường thai kỳ nếu chỉ số nồng độ glucose vượt qua các mốc dưới đây:

  • Nồng độ glucose khi đói lớn hơn hoặc bằng 5,3 mmol/L.
  • Nồng độ glucose 1 giờ sau nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 10 mmol/L.
  • Nồng độ glucose 2 giờ sau nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 8,5 mmol/L.
  • Nồng độ glucose 3 giờ sau nghiệm pháp lớn hơn hoặc bằng 7,8 mmol/L.

Cách phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường và thai nghén năm 2012, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ ở nước ta lên đến 20,3%. Có thể thấy, đây là một trong những bệnh lý đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và nếu không có các biện pháp phòng ngừa, rất có thể sẽ kéo theo những biến chứng khó lường. 

Vì vậy, sau khi trả lời câu hỏi khi nào khám đái tháo đường thai kỳ thì tốt nhất, ICondom sẽ đề xuất cho bạn một số phương pháp để có thể phòng tránh các nguy cơ dẫn đến căn bệnh này:

  • Vấn đề dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày cần phải được quan tâm. Chú ý về giờ giấc và thực đơn các món ăn hàng ngày, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. 
  • Thai phụ cần cố gắng vận động đều đặn mỗi ngày. Các mẹ bầu không nên tập luyện quá mạnh mà có thể thực hiện một số động tác nhẹ nhàng và phù hợp.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ trong rau, củ, quả… và các vitamin cần thiết. Tránh những thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất béo có hại cho cơ thể.
  • Xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ đúng lịch và thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi khi nào khám đái tháo đường thai kỳ là tốt nhất. Hy vọng bài viết này sẽ có ích, đặc biệt là đối với các bà mẹ đang trong thai kỳ. Dù là một bệnh lý phổ biến, đái tháo đường thai kỳ vẫn có khả năng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán xét nghiệm kịp thời.

Xem thêm