1/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay, 2 phương pháp là chạy thận nhân tạo và ghép thận được dùng trong điều trị suy thận mãn ở giai đoạn cuối. Trong đó, ghép thận được đánh giá là phương pháp tốt nhất để bệnh nhân có thể phục hồi chức năng thận. Tuy nhiên vấn đề mà các bệnh nhân ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành lân cận quan tâm là tìm được địa chỉ ghép thận an toàn tại Hà Nội.

Tầm quan trọng của phương pháp ghép thận 

Khi bị suy thận, bệnh nhân chỉ duy trì sự sống nhờ một trong ba biện pháp: thận nhân tạo, lọc màng bụng, ghép thận. Phương pháp ghép thận được đánh giá có tính thiết thực cao nhất. 

  • 1 quả thận ghép sẽ đảm đương chức năng của hai thận bị tổn thương. 
  • 2 phương pháp còn lại chỉ thay thế được một phần chức năng của thận. Gồm loại thải chất độc và điều chỉnh những rối loạn nội môi.

– Bệnh nhân không cần phải đến bệnh viện để lọc máu nữa.

– Ghép thận giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống của người khỏe mạnh bình thường.

Vậy, nên ghép thận ở bệnh viện nào thì an toàn và tốt nhất? 

Khoa thận tiết niệu – bệnh viện Bạch Mai Hà Nội

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai được hình thành từ năm 1981, với tên gọi cũ là C6.

Đến năm 2000 khoa chuyển lên tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật). Hiện nay Khoa đã lớn mạnh và xứng đáng là chuyên khoa đầu ngành trong cả nước với nhiều hoạt động đa dạng trong khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú, đào tạo chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế.

Nhiều kĩ thuật hiện đại được áp dụng vào điều trị cho bệnh nhân: kĩ thuật siêu lọc máu, lọc máu cấp cứu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, kĩ thuật lọc huyết tương (DFPP),thay huyết tương (PE),tán sỏi ngoài cơ thể, ghép thận và quản lý bệnh nhân sau ghép đã trở thành thường quy…

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City

Vinmec tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực ghép nội tạng tại Việt Nam.

Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại nhất thế giới và quy tụ nhiều giáo sư, bác sĩ đầu ngành. GS Đỗ Tất Cường – TGĐ Vinmec là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực ghép tạng. Ông là một trong số những người tham gia trong ca ghép thận đầu tiên thành công ở Việt Nam. Ngoài GS Đỗ Tất Cường, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn cũng được biết đến là một chuyên gia chuyên về nội thận và lọc máu..

Tuổi thọ của quả thận ghép có thể lên tới 30-40 năm nếu người bệnh chăm sóc đúng cách. Vì vậy, Vinmec Times City còn triển khai thêm dịch vụ khám và theo dõi sau ghép thận. Nhờ đó, những người mang thận ghép có được địa chỉ khám chữa tin cậy sau ca phẫu thuật. 

Thông tin liên hệ:

Số điện thoại: 0243 974 3556

Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Thận – lọc máu Bệnh viện Quân y 103 

Đây là bệnh viện đầu tiên trên cả nước, thực hiện ghép thận thành công trên người vào ngày 4.6.1992. Chuyên khoa Thận và lọc máu của viện tới nay đã thực hiện được 300 ca ghép. Với lực lượng y bác sỹ đầu ngành, đây là một trong những địa chỉ uy tín không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước về ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung. 

Thông tin liên hệ: 

Số điện thoại: 0243 640 2308

Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội

Khoa Thận – lọc máu Bệnh viện Việt Đức

Việt Đức nổi tiếng về xương khớp, phẫu thuật. Viện đã thực hiện thành công rất nhiều ca phẫu thuật về ghép thận. Tuy nhiên thủ tục ghép thận tại viện thường phức tạp hơn các viện khác. Bởi bệnh viện này yêu cầu vô cùng chặt chẽ từ hệ thống quản lý theo luật pháp về việc hiến, nhận nội tạng.

Bệnh viện Thận Hà Nội

Chức năng chính của bệnh viện là cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội, ngoại trú theo chuyên ngành thận học – tiết niệu cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Bệnh viện là nơi tập trung nhiều giáo sư bác sỹ chuyên khoa về thận.

Thông tin liên hệ:

Điện thoại: 024 3773 2265

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Đây là một trong những địa chỉ uy tín và tin cậy để người dân tới khám, điều trị và ghép thận. Tại đây, nhiều kĩ thuật hiện đại được áp dụng: kĩ thuật siêu lọc máu, lọc máu cấp cứu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, kĩ thuật lọc huyết tương (DFPP), thay huyết tương (PE), tán sỏi ngoài cơ thể, ghép thận và quản lý bệnh nhân sau ghép đã trở thành thường quy.