Trào ngược axit dạ dày gây viêm họng là tình trạng khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với viêm họng thông thường. Điều này lâu dần có thể khiến dạ dày dễ bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Trong bài viết này, ICondom sẽ giúp bạn phân biệt hai tình trạng này và mách bạn một số cách điều trị hiệu quả.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản do hoạt động tiêu hoá, gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng và đau rát vùng ngực.
Hiện tượng trào ngược dạ dày sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản, nguyên nhân khiến cho họng bị viêm. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp trong đó có sưng, viêm, đau ở họng, lâu ngày có thể xuất hiện thêm những biến chứng như: hơi thở có mùi, hẹp thực quản, tiền ung thư thực quản,…
Phân biệt viêm họng do trào ngược dạ dày và viêm họng thường
Viêm họng do trào ngược dạ dày và viêm họng thường nhìn chung có các biểu hiện và triệu chứng khá giống nhau. Vì vậy, người bệnh đôi khi hay bị nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị không được hiệu quả.
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của viêm họng do trào ngược dạ dày:
- Ở cổ họng thường có cảm giác ngứa, khó phát âm, khó nuốt và nhiều đờm.
- Cảm giác ợ hơi, ợ chua, ăn uống khó tiêu.
- Khi nằm hoặc ngủ sẽ hay ho và dẫn đến khàn tiếng.
Ngoài những tổn thương trên, nếu không được kiểm soát kịp thời người bệnh sẽ đối diện với các bệnh lý khác như: viêm thực quản, chít hẹp thực quản, ung thư thực quản,…
Khác với viêm họng do trào ngược dạ dày, viêm họng thông thường chỉ có các dấu hiệu như: khô họng, đau mắt, ngứa và vướng họng. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu nêu trên của viêm họng do trào ngược dạ dày, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị hợp lý.
Một số loại thuốc có thể chống trào ngược dạ dày
Người bệnh có thể sử dụng các thuốc chống trào ngược dạ dày có tác dụng giảm tiết acid hoặc trung hoà acid bao gồm:
- Thuốc kháng acid: loại thuốc này có thể trung hòa acid dịch vị. Các thuốc thường dùng là: nhôm hydroxyd, magie hydroxyd, canxi carbonate,…đây là những loại thuốc kê đơn, tuy nhiên người bệnh vẫn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể H2: các loại thuốc này hoạt động trên cơ chế không để tế bào dạ dày liên kết với thụ thể trên tế bào sản xuất acid. Thường được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng gồm: famotidine, cimetidin, nizatidine,…
- Thuốc có tác dụng ức chế bơm proton: thuốc giúp giảm việc acid trong dạ dày được sản xuất, nhờ đó làm giảm tổn thương do acid dạ dày cho niêm mạc thực quản. từ đó, chứng đau họng sẽ được cải thiện, song cần dùng liệu trình phù hợp để đạt hiệu quả lâu dài. Thường có các thành phần trong: omeprazole, esomeprazole,…
Làm dịu cổ họng bằng các phương pháp đơn giản tại nhà
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kể trên, bạn có thể làm dịu cổ họng bằng các phương pháp đơn giản tại nhà như: uống và súc họng bằng nước ấm, ngậm nước chanh muối, gừng muối, các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C,…
Hình thành lối sống tích cực
Người bệnh nên làm quen và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh bằng cách bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng những thực phẩm sạch, giàu chất vitamin và tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Trong bữa ăn người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, không được nằm sau ăn, khi ăn không xem TV hay các thiết bị điện tử. Bởi việc xem tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử, chơi đồ chơi khi ăn sẽ khiến máu bị đưa về não nhiều hơn khiến cho dạ dày không được hỗ trợ tốt nhất cho việc tiêu hóa thức ăn.
Bên cạnh đó, người bệnh phải giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái. Người bệnh cũng có thể kết hợp với việc tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, duy trì cân nặng phù hợp.
Việc lựa chọn cho mình những bộ trang phục thoải mái, hoặc tập những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, thiền để giữ cho mình những năng lượng tích cực.
Trên đây là một vài thông tin để giúp giải đáp cho vấn đề trào ngược axit dạ dày gây viêm họng mà ICondom muốn gửi đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết căn bệnh này để từ đó có kế hoạch thăm khám, điều trị bệnh và tránh được khả năng bệnh có những chuyển biến xấu.
Xem thêm
Be the first to write a comment.