5/5 - (1 bình chọn)

Trào ngược dạ dày gây viêm phế quản thường dẫn đến đau họng, khó nuốt, khản tiếng, làm người mắc bệnh gặp rất nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Để biết thêm thông tin về bệnh cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả, mời các bạn hãy cùng ICondom theo dõi bài viết dưới đây!

Trào ngược dạ dày gây viêm phế quản được định nghĩa là bệnh lý như thế nào?

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị bên trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Được biết, đây là hiện tượng phổ biến có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt là sau khi vừa kết thúc bữa ăn.

Trào ngược dạ dày thông thường sẽ không để lại nhiều hậu quả. Tuy nhiên, nếu để dịch dạ dày tràn vào hệ thống thanh quản, nó sẽ làm tổn thương vùng niêm mạc thực quản. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus có hại sinh sôi, tấn công và gây bệnh viêm phế quản cùng nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có thể nhận biết bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản thông qua những biểu hiện nào?

Xuất hiện phổ biến trong đời sống hằng ngày nên ngay sau đây, Medici sẽ tổng hợp một số biểu hiện của trào ngược dạ dày gây viêm phế quản thường thấy để các bạn độc giả thân mến có thể sớm nhận biết bệnh lý này:

  • Ợ nóng: Ợ nóng là biểu hiện nổi bật nhất của trào ngược dạ dày gây viêm phế quản. Bệnh nhân thường có cảm giác nóng rát, khó chịu. Cảm giác này làn từ vùng thượng vị đến phía sau của xương ức hoặc có thể lan đến cổ họng. Đặc biệt, mức độ nóng rát, khó chịu còn tăng cao hơn khi người bệnh cúi hoặc nằm ngay sau khi kết thúc bữa ăn. Ngoài ợ nóng, họ còn có thể ợ chua hoặc ợ thức ăn kèm vị chua trong miệng. Đó là thời điểm dịch vị trong dạ dày của họ tăng cao đến hết chiều dài thực quản.
  • Khó nuốt, bị đau khi nuốt: Người mắc trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên có cảm giác như thức ăn đang bị kẹt ở thực quản hoặc có đờm ở cổ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản quá nhanh và nhiều, khiến vùng niêm mạc thực quản bị sưng tấy, phù nề.
  • Đau họng, khản tiếng, ho về đêm: Những biểu hiện như đau họng, khản tiếng, hay ho về đêm thường bị nhầm lẫn với viêm họng. Tuy nhiên, tình trạng khản tiếng của người mắc trào ngược dạ dày gây viêm phế quản hay xảy ra vào lúc sáng sớm và sẽ hết vào trưa hoặc chiều.
  • Đau ngực, tức ngực: Người bị trào ngược dạ dày gây viêm phế quản thường cảm thấy bị đè ép, đau thắt ở vùng phía sau xương ức lan tới lưng, cổ, hàm hoặc cánh tay. Tình trạng này kéo dài từ vài phút cho đến hàng giờ đồng hồ, thường xuất hiện ngay sau bữa ăn. Nếu bệnh nhân bị căng thẳng, stress, các cơn đau tức còn diễn ra dữ dội hơn. Hiện tượng này có thể tự hết hoặc người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc giảm tiết, trung hoà acid dạ dày.
  • Tiết nhiều nước bọt: Bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày gây viêm phế quản thường tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. Việc làm này giúp trung hoà dịch acid từ dạ dày trào lên thực quản.

Trào ngược dạ dày gây viêm thực quản bao gồm những yếu tố gây bệnh gì?

Trào ngược dạ dày gây viêm phế quản có thể xảy ra đối với mọi độ tuổi. Sau đây là một vài yếu tố có khả năng khiến chúng ta mắc căn bệnh này:

  • Thoát vị khe: Thoát vị khe là tình trạng cơ hoành có lỗ mở, cho phép phần trên của dạ dày di chuyển vào trong vùng ngực. Điều này sẽ làm áp lực trong cơ vòng của thực quản giảm đi, đồng thời làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày gây viêm phế quản.
  • Thừa cân, béo phí: Việc thừa cân, béo phì sẽ khiến áp lực vùng bụng phải chịu tăng lên. Đây cũng là một trong những yếu tố gây trào ngược dạ dày gây viêm phế quản phổ biến.
  • Mang thai: Người phụ nữ mang thai sẽ làm gia tăng áp lực lên vùng bụng và thay đổi nội tiết tố. Tương tự như thừa cân, béo phì, mang thai cũng có thể là nguyên nhân hình thành bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản.
  • Lạm dụng thuốc: Tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc trị hen suyễn, thuốc kháng histamin, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc an thần, hay thuốc chống trầm cảm,… đều có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới dạ dày, đường ruột. Vì vậy, nếu lạm dụng chúng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến dạ dày (viêm dạ dày, trào ngược dạ dày gây viêm phế quản,…).
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, ăn đồ cay, nóng, chiên,… trước khi đi ngủ về lâu về dài cũng sẽ làm tổn thương và gây bệnh cho dạ dày.

Trào ngược dạ dày gây viêm phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Trào ngược dạ dày gây viêm phế quản không phải là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp và chữa trị đúng phương pháp, thời điểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng khôn lường như:

  • Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: Khi để dịch axit trong dạ dày tràn vào đường hô hấp sẽ có thể gây hiện tượng ngạt mũi, khản tiếng,… Về lâu về dài, chúng sẽ trở nặng và phát triển thành bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn,…
  • Thực quản bị thu hẹp: Nếu để dịch axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần liên tục, niêm mạc thực phản sẽ bị phù nề, tổn thương. Sau một thời gian không được can thiệp điều trị, thực quản có thể bị lở loét, thu hẹp. Tình trạng này khiến người bệnh bị chảy máu, luôn cảm thấy đau và tức ngực khi nuốt. Đặc biệt, nếu cơn đau kéo dài đến phía sau xương ức còn có thể xuất hiện hiện tượng nôn mửa,…
  • Barrett thực quản: Barrett thực quản chính là tình trạng tiền ung thư. Trong đó, lớp niêm mạc thực quản đã bị thay đổi, trở nên có phần giống với lớp lót ruột. Barrett thực quản có thể giảm giảm các triệu chứng ợ nóng, đau họng, khó nuốt,… nhưng cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: Ung thư thực quản là biến chứng cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản. Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở những người thuộc độ tuổi từ 50 trở lên, gây đau đơn, chảy máu, sút cân, sạm da và nhăn nheo da,… ở người bệnh.

Chính bởi vậy, để giảm thiểu tối đa việc mắc các biến chứng của trào ngược dạ dày gây viêm phế quản, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường từ cơ thể như ợ chua, khó nuốt, đau rát vùng ngực,… thường xuyên, hãy tìm gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được thăm khám và nắm bắt chính xác tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Có những giải pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản ra sao?

Tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm phế quản có thể giảm dần theo thời gian nếu được áp dụng đúng hướng chữa bệnh. Dưới đây chính là 03 phương pháp điều trị bệnh nhận được sự tin tưởng của nhiều người:

Áp dụng lối sống lành mạnh, khoa học

  • Người mắc trào ngược dạ dày gây viêm phế quản cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng. Việc thường xuyên rơi vào stress, căng thẳng có thể làm tăng tần suất bị trào ngược.
  • Bệnh nhân nên có kế hoạch ăn uống khoa học, không cần ăn quá nhiều trong một bữa mà có thể chia nhỏ bữa ăn để làm giảm áp lực cho cơ thắt thực quản dưới.
  • Người bị trào ngược dạ dày gây viêm phế quản cần tránh xa các loại thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm ngọt (bánh,, kẹo, đường,…), thực phẩm cay nóng (hạt tiêu, ớt,…), đồ uống có gas, đồ uống có chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê,…),…
  • Bệnh nhân cần ngủ đủ 08 giờ/ngày và lên kế hoạch thường xuyên rèn luyện thân thể.

Sử dụng các phương pháp dân gian

Ngoài việc áp dụng một lối sống khoa học, lành mạnh, người bị trào ngược dạ dày gây viêm phế quản còn có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để góp phần điều trị bệnh:

  • Sử dụng mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giảm đau, giảm viêm cũng như trung hoà axit dạ dày vô cùng hiệu quả. Theo đó, người đang điều trị trào ngược dạ dày gây viêm phế quản chỉ cần dùng 01 muỗng cà phê mật ong rồi ngậm ở cổ họng trong vài phút và nuốt xuống từ từ. Thực hiện việc này mỗi ngày sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng gừng: Gừng có đặc tính ấm và nóng, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như trào ngược dạ dày gây viêm phế quản hay trào ngược dạ dày gây viêm họng,… Bệnh nhân nên sử dụng 01 tách trà gừng thường xuyên mỗi ngày. Việc làm này sẽ giúp trung hoà dịch axit, giúp giữ ấm thực quản, dạ dày và đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

Sử dụng thuốc Tây

Nếu đã áp dụng hai phương pháp kể trên nhưng tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm phế quản cũng không hề có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến thăm khám ở những cơ sở y tế uy tín, có chất lượng và chuyên môn cao. 

Tại đây, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc Tây. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc có khả năng làm dạ dày mau trở về tình trạng trống, thuốc giúp tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc hỗ trợ giảm dịch acid trong dạ dày hoặc thuốc kháng acid dạ dày,…Mong rằng từ những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày gây viêm phế quản trên đây, độc giả sẽ được trang bị kiến thức cơ bản để phòng ngừa căn bệnh này cũng như nâng cao ý thức bảo vệ, thăm khám sức khoẻ định kỳ cho bản thân.

Xem thêm