Rate this post

Hiện nay, rất nhiều người mắc bệnh sỏi mật và tỷ lệ mắc sỏi mật ở nữ giới cao hơn nam giới. Ban đầu, sỏi mật không gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí không có những triệu chứng rõ ràng, nhưng có thể gây nhiều biến chứng. Vậy sỏi mật có nguy hiểm không và cách phòng ngừa nào là hiệu quả?

Cùng ICondom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiểu biết chung về sỏi mật

Sỏi mật là tình trạng viên sỏi xuất hiện trong lòng đường mật gây cản trở và tắc nghẽn sự lưu thông của mật. Các viên sỏi thực chất được hình thành do sự kết tụ của cholesterol, sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối canxi,…Xét theo thành phần gây nên sỏi mật, người ta chia sỏi mật thành 2 loại:

  • Sỏi cholesterol: viên sỏi thường có màu vàng – xanh, cholesterol chiếm ít nhất 60% và thường xảy ra với người phương Tây.
  • Sỏi sắc tố: viên sỏi có màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và thường xảy ra với người châu Á.

Trong khi đó, xét theo vị trí xuất hiện của viên sỏi, sỏi mật còn được gọi với các tên cụ thể như: sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật, sỏi ở cổ túi mật.

Biểu hiện của bệnh sỏi mật

Triệu chứng của bệnh sỏi mật khá giống với các bệnh về đường ruột như đau dạ dày, đau đại tràng, tá tràng. Chính vì thế, bệnh rất khó nhận biết, thường bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đi khám. Tuy vậy, vẫn có những dấu hiệu, triệu chứng điển hình giúp chúng ta nhận biết bệnh ngay cả khi chưa đi khám ở cơ sở y tế.

  • Đau bụng, phía mạn sườn: những cơn đau sẽ xuất hiện ở dưới vùng sườn bên phải, vùng thượng vị. Tùy theo mức độ tổn thương của túi mật mà những cơn đau này có thể âm ỉ, kéo dài hoặc đau dữ dội và mức độ đau sẽ gia tăng sau khi ăn xong. Những cơn đau do bệnh sỏi mật gây ra rất khó phân biệt với những cơn đau do bệnh dạ dày, đại tràng, tá tràng gây ra.
  • Tuy nhiên, người ta vẫn có thể phân biệt được thông qua 2 dấu hiệu điển hình. Đau dạ dày thường gia tăng khi đói, đau do sỏi mật thường xuất hiện sau khi ăn. Cơn đau do sỏi mật gây ra cũng dữ dội hơn so với đau do bị bệnh tá tràng, đại tràng hay đau dạ dày.
  • Rối loạn tiêu hóa: những cơn đau cấp tính do bệnh sỏi mật tạo khiến người bệnh buồn nôn, nôn ói. Một số bệnh nhân khác thì gặp phải hiện tượng đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các dấu hiệu này cũng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng.
  • Vàng da: ban đầu người bệnh sẽ xuất hiện nước tiểu màu đậm khi đi tiểu, mắt vàng và sau đó là da vàng. Vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ cho đến vàng đậm, tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Triệu chứng đi kèm với vàng da là ngứa da hoặc đi ngoài lẫn máu.
  • Sốt chỉ xảy ra khi nhiễm khuẩn đường mật. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, sốt cao, sốt rét, sốt thường đi kèm với đau và đôi khi là sốt kéo dài.

Nguyên nhân gây nên sỏi mật

  • Di truyền: Các nghiên cứu về bệnh sỏi mật có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người bị mắc sỏi mật thì bạn sẽ có khả năng mắc sỏi mật cao hơn những người khác.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới. Nguyên nhân do nội tiết tố nữ estrogen có khả năng kích thích gan sản xuất cholesterol và tăng bài tiết vào trong dịch mật. Dư thừa cholesterol  trong dịch mật là nguyên nhân gây nên sỏi mật.
  • Thừa cân, béo phì khiến cơ thể dư thừa cholesterol và gây nên sỏi mật. Những người có chỉ số khối cơ thể BMI>25 có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn những người bình thường.
  • Lười vận động thường gặp ở những người làm việc văn phòng, ngồi quá nhiều, người thực vật (được nuôi ăn qua đường tĩnh mạch) từ đó khiến dịch mật bị ứ đọng, tạo điện kiện thuận lợi cho các thành phần lắng đọng lại và tạo thành sỏi.
  • Chế độ ăn dư thừa đạm, nhiều dầu mỡ, chất béo cũng khiến cholesterol  bị dư thừa.
  • Giảm cân nhanh chóng: các thành phần trong dịch mật sẽ mất cân bằng khi cân nặng bị giảm đột ngột, nhanh chóng, lúc này dịch mật sẽ trở nên bão hòa với cholesterol và khiến cholesterol dư thừa.
  • Bên cạnh đó, những người bị xơ gan, rối loạn tiêu hóa hoặc viêm ruột mãn tính cũng có nguy cơ cao mắc sỏi mật. Khi gan và đường ruột suy giảm chức năng sẽ khiến cho việc hấp thụ và tái sản xuất muối bị giảm đi, làm muối tích tụ và gây nên sỏi mật.

Sỏi mật có nguy hiểm không?

Sự lắng đọng bất thường trong dịch mật tạo nên những viên sỏi cứng như đá, hoặc ở dạng nhầy. Trên thực tế, gan là cơ quan trực tiếp sản xuất ra dịch mật và vận chuyển xuống tá tràng bằng hệ thống đường mật để giúp cơ thể tiêu hóa, xử lý chất béo.

Chính vì thế, sỏi mật xuất hiện trong lòng đường mật sẽ làm ứ trệ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông của đường mật và tạo ra nhiều biến chứng.

Sự nguy hiểm của sỏi mật còn nằm ở chỗ không phải cứ mắc sỏi mật là cơ thể sẽ đưa ra những dấu hiệu rõ ràng. Thậm chí người bệnh bị sỏi mật mà không hay biết vì không có bất cứ một dấu hiệu nào thông báo và việc phát hiện bệnh chỉ là sự tình cờ.

Sỏi lành tính thường không gây triệu chứng gì, hoặc là triệu chứng nhẹ và cũng chưa tạo ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, loại sỏi lành tính thường gặp là sỏi túi mật.

Nhưng ngược lại nếu “sỏi mật chăm chỉ hoạt động”, nó sẽ tạo ra những ma sát không tốt ở đường mật, gây ứ tắc dịch mật và người bệnh bắt đầu hình thành các triệu chứng: nước tiểu vàng do tắc mật, vàng da, sốt, đau bụng phía mạn sườn,…

Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm rằng: “Sỏi mật có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng”.

Biến chứng nguy hiểm của sỏi mật

Viêm túi mật cấp tính

Sỏi mật nặng gây nên viêm túi mật cấp tính làm rò rỉ dịch mật dẫn đến viêm màng bụng cấp tính. Đây được coi là biến chứng cực kỳ nguy hiểm và cần được can thiệp trực tiếp bằng ngoại khoa. Nếu không can thiệp kịp thời, cơ thể có thể bị sốc nhiễm khuẩn và có thể tử vong.

Viêm mủ đường mật 

Viêm mủ đường mật là tình trạng nhiễm khuẩn (thường là vi khuẩn E coli hoặc vi khuẩn kí sinh trong đường ruột gây nên) rất hay gặp ở những người mắc sỏi thận.

Khi không được kiểm soát, viêm mủ đường mật có thể dẫn đến áp xe gan hoặc nhiễm khuẩn huyết. Viêm mủ đường mật kèm theo hạ huyết áp, suy thận cấp, áp xe gan, xơ gan, người già, chít hẹp đường mật ác tính…sẽ là gia tăng nguy cơ tử vong.

Hoại tử túi mật và viêm phúc mạc

Sỏi mật làm tắc nghẽn, ứ trệ dịch mật, khiến túi mật giãn ra, to ra. Nếu túi mật giãn ra quá nhanh có thể phá hủy các mạch máu, nơi cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho túi mật. Khi đó, các mô tế bào của túi mật không được cung cấp chất dinh dưỡng công thêm sự kích thích của muối sẽ khiến thành túi mật bị tổn thương.

Từ đó, túi mật sẽ bị vỡ, hoại tử gây nhiễm trùng khắp vùng bụng dẫn đến viêm phúc mạc và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Ung thư túi mật

Đây là biến chứng rất hiếm của sỏi mật. Sỏi mật chỉ chiếm 1% nguyên nhân gây nên bệnh ung thư túi mật. Điều đáng lo ngại hơn cả là bệnh rất khó nhận biết và thường chỉ được phát hiện khi ung thư đã ở giai đoạn cuối.

Cách phòng ngừa sỏi mật

Bổ sung nguồn chất béo tốt cho bữa ăn

Để phòng ngừa sỏi mật, chúng ta thường được khuyên nên giảm chất béo, thực phẩm giàu mỡ khi ăn uống. Điều đó, không có nghĩa là chúng ta nên kiêng hoàn toàn chất béo mà thay vào đó chúng ta nên chọn những nguồn chất béo tốt cho bữa ăn.

  • Dầu oliu chứa nguồn chất béo cực kỳ tốt cho cơ thể và giúp làm giảm cholesterol trong cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi ngày dùng khoảng 2 thìa nhỏ dầu oliu sẽ là giảm nguy cơ mắc sỏi mật.
  • Quả bơ: cung cấp nguồn chất béo tốt cho cơ thể.
  • Các loại hạt bí ngô, hướng dương, quả óc chó vừa cung cấp chất béo có lợi đồng thời làm giảm cholesterol.
  • Cá hồi, cá ngừ, cá thu sở hữu hàm lượng chất béo không bão hòa, rất tốt cho cơ thể, các axit béo omega-3 giúp tăng cường sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật.

Ăn nhiều chất xơ, hạn chế đường bột 

Ăn nhiều chất xơ luôn tốt cho cơ thể và rất tốt cho việc phòng ngừa sỏi mật. Chất xơ có nhiều trong các loại rau, củ, quả.

Ngược lại, ăn quá nhiều tinh bột, chất đường bột vào trong cơ thể có thể khiến chúng chuyển hóa thành chất béo, khiến nguy cơ mắc sỏi mật gia tăng. Thay vào đó, chúng ta nên lựa chọn thực phẩm giàu vừa giàu tinh bột vừa giàu chất xơ như: gạo lứt, ngũ cốc, các loại đậu,..

Uống nước đầy đủ

Nước có tác dụng loại bỏ chất cặn bã trong cơ thể. làm dùng hòa môi trường, kích thích các phản ứng sinh hóa trong cơ thể và ngăn ngừa sỏi thận. Vì thế, chúng ta nên uống nước đầy đủ mỗi ngày.

Thường xuyên vận động thể lực

Tập thể dục, vận động thường xuyên luôn tốt cho cơ thể và có thể phòng ngừa rất nhiều bệnh. Mỗi ngày, chúng ta nên tập thể dục ít nhất 30 phút.

Ngoài ra, để phòng ngừa sỏi thận, chúng ta không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Bên cạnh đó, giảm cân đột ngột cũng làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi mật. Chỉ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, không stress là chúng ta có thể nói không với sỏi mật.