5/5 - (1 bình chọn)

Trào ngược dạ dày đem đến nhiều mệt mỏi, khó chịu cho người mắc bởi các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng và nóng rát vùng ngực. Vậy, trào ngược dạ dày có chữa khỏi hẳn được không? Đây là câu hỏi ICondom nhận được rất nhiều. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu một cách rõ ràng nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Trào ngược dạ dày có chữa khỏi hẳn không?

Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng dịch trong dạ dày hay thậm chí bao gồm cả thức ăn, men tiêu hoá… bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản. 

Trong điều kiện sức khoẻ bình thường, mỗi khi ăn uống, thức ăn được đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản mở ra để thức ăn được chuyển tới dạ dày, sau đó tự động đóng lại để ngăn cho thức ăn không trào ngược lại.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây ra các thương tổn cho thực quản, thanh quản, họng…

Với trình độ của y khoa hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia khẳng định rằng, bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có khả năng chữa khỏi nếu người bệnh có ý thức chữa trị từ sớm và chọn đúng phương pháp, biết kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh.

Tuy nhiên sẽ chỉ được áp dụng khi liệu pháp điều trị nội khoa và điều chỉnh lối sống lành mạnh của bệnh nhân không đủ hiệu quả hoặc trong trường hợp xấu hơn là bệnh trào ngược dạ dày của bệnh nhân gặp phải biến chứng nguy hiểm khác. 

Trào ngược dạ dày điều trị trong khoảng bao lâu thì khỏi hẳn?

Trên thực tế, bệnh trào ngược dạ dày điều trị trong bao lâu thì còn phải phụ thuộc vào từng cấp độ của bệnh cũng như cơ địa của mỗi bệnh nhân. Do đó, cấp độ bệnh càng nặng thì quá trình điều trị sẽ diễn ra càng lâu. 

Bệnh trào ngược dạ dày được phân thành 6 cấp độ với mức tiến triển, nguy hiểm khác nhau. Cụ thể:

Cấp 0 – Mức độ nhẹ nhất 

Ở cấp độ này, bệnh nhân chỉ mới xuất hiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua và thỉnh thoảng mới gặp phải tình trạng này. Do đó bệnh nhân rất dễ lầm tưởng là do ăn no mà thường bỏ qua. 

Vì là cấp độ nhẹ nhất, chưa ảnh hưởng gì nhiều nên bạn chỉ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mình cho khoa học, dần dần các cơn trào ngược dạ dày sẽ biến mất và không xuất hiện nữa. 

Cấp A – Mức độ nhẹ 

Đa phần các bệnh nhân đều phát hiện bị trào ngược dạ dày ở giai đoạn này. Cùng với dấu hiệu ợ chua, ợ hơi thì người bệnh còn có cảm giác nóng ran, cồn cào, khó chịu ở vùng thượng vị. Do axit dạ dày thường xuyên tiếp xúc làm cho niêm mạc thực quản dưới có dấu hiệu loét nhẹ, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ thì không quá ảnh hưởng đến việc ăn uống hay sinh hoạt của bệnh nhân. 

Cấp B – Mức độ bệnh nặng vừa

Ở cấp độ B, sự tác động của axit trong các cơn trào ngược dạ dày sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu không được điều trị kịp thời thì các vết loét sẽ trở nặng và xuất hiện nhiều hơn dẫn đến hiện tượng viêm. Cảm giác đau rát kéo dài sẽ rõ rệt hơn khi nuốt khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu khi ăn uống. 

Ngoài ra, ảnh hưởng của trào ngược dạ dày có thể gây ra một số bệnh lý khác như viêm họng, khàn giọng, ho khan, ho có đờm, đau rát vùng thượng vị… Những triệu chứng này có thể khiến cho bệnh nhân không phân biệt được mà tiến hành điều trị sai, làm bệnh ngày một trở nặng hơn. 

Để khắc phục trào ngược dạ dày ở cấp độ này, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc điều trị như thuốc chẹn thụ thể histamin H2 nhằm ức chế dạ dày tiết axit. Thời gian sử dụng thuốc trong giai đoạn này thường là 4 – 8 tuần. Có trường hợp điều trị hơn 1 tuần đã có tiến triển tốt hơn rất nhiều. 

Cấp C – Mức độ bệnh nặng 

Triệu chứng khi nuốt cảm thấy nghẹn thở ở mức độ này cho thấy niêm mạc thực quản đã bị phù nề, hình thành các vết sẹo co rút làm hẹp thực quản, gây ra đau rát ngay cả khi uống nước. Những cơn đau ở vùng thượng vị diễn ra âm ỉ không dứt. Khi các vết loét trở nên xuất huyết, người bệnh có thể có cảm giác muốn nôn mửa hoặc khi đi đại tiện ra phân màu đen có lẫn máu. 

Đây chính là cấp độ dễ phát sinh biến chứng nhất. Do đó, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh bằng phương pháp nội soi để đo áp lực nhu động thực quản hoặc theo dõi lượng pH thực quản…

Ở cấp độ C, bệnh nhân cần 8 – 12 tuần để ổn định lại bệnh trào ngược và phục hồi các hư tổn ở thực quản. Tuy nhiên trào ngược dạ dày mức độ nặng phải chữa dứt điểm trong bao lâu thì cần rất nhiều yếu tố để khẳng định. Người bệnh cần phải kiên trì và giữ một lối sống lành mạnh trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày. 

Cấp D – Mức độ nặng nhất, xuất hiện các biến chứng

Ở cấp độ này, tình trạng tiếp xúc với axit đã diễn ra trong thời gian dài khiến cho niêm mạc thực quản bị thay thế bởi lớp lót có màu sắc và thành phần tế bào giống như thành dạ dày. Đây là một biến chứng tiền ung thư khá nguy hiểm. Thời gian để giảm thiểu bệnh trào ngược dạ dày ở cấp độ này cần được can thiệp điều trị một cách mạnh mẽ, sát sao nhất để có thể làm giảm thiểu các biến chứng nặng hơn có thể hình thành.

Các cách giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả nhất 

Thay đổi lối sống khoa học, tích cực 

Có thể nói, bệnh trào ngược dạ dày dễ hình thành khi chúng ta có lối sống và dinh dưỡng không lành mạnh. Việc sống không khoa học, nghỉ ngơi không đầy đủ kết hợp với việc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… đều có thể làm cho cơ vòng thực quản dưới hoạt động mất kiểm soát, gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. 

Để điều trị trào ngược dạ dày đạt hiệu quả lâu dài, phòng ngừa bệnh tái phát, phần lớn phụ thuộc vào ý thức và sự tự giác của bệnh nhân. Bạn có thể hạn chế tối đa việc tạo điều kiện cho cơn trào ngược bằng cách:

  • Ăn đúng bữa, vừa đủ, tránh vừa ăn vừa uống. 
  • Hạn chế các kích thích cơ vòng thực quản như: ăn đồ quá cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…
  • Tuyệt đối không nằm sau khi ăn, nên ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng. 
  • Thể dục đều đặn, điều độ để tránh béo phì. 
  • Thư giãn, giải tỏa stress là cách rất tốt để cơ thể được tĩnh dưỡng. 

Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn và liệu trình của bác sĩ đưa ra

Nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị đã bỏ ngang giữa chừng làm cho bệnh tái phát trở lại và xuất hiện triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, việc thay đổi liên tục nơi chữa bệnh sẽ phải chẩn đoán và điều trị lại từ đầu, khiến thời gian và công sức điều trị bị lãng phí mà bệnh tình vẫn khó thuyên giảm. 

Để quá trình điều trị được tối ưu, ngoài yếu tố thứ nhất là điều chỉnh lối sống, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình được bác sĩ đưa ra trong quá trình trị bệnh:  

  • Uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Thăm khám định kỳ đều đặn để được giám sát bệnh tình sát sao nhất. 
  • Không được tự ý mua thuốc ở ngoài mà chưa có sự xác nhận của bác sĩ. 
  • Trào ngược có thể khó nhận biết triệu chứng ở một số người, tuy nhiên hãy đi khám ngay nếu xuất hiện dấu hiệu nào liên quan tới trào ngược dạ dày. 

Hy vọng rằng, qua nội dung bài viết này của ICondom bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc “trào ngược dạ dày có chữa khỏi không” và cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Xem thêm