5/5 - (1 bình chọn)

Người bị trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Từ lâu, chuối được biết đến là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, loại quả này không phù hợp với người bị trào ngược dạ dày. Hãy cùng ICondom đi tìm câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé! 

Trào ngược dạ dày: Một số kiến thức bổ ích về bệnh

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về tiêu hoá mà ai cũng có thể gặp phải. Bệnh diễn ra “âm thầm” nên người bệnh thường tỏ ra chủ quan và hiểu sai về tính chất của bệnh. Bên cạnh đó, nếu không phát hiện và can thiệp sớm, trào ngược dạ dày sẽ ngày càng tăng nặng và gây ra những tổn thương nhất định. Chính bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp, nhằm hạn chế tối đa tổn thương và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hiểu như thế nào về bệnh trào ngược dạ dày?

Trào ngược thực quản là cách gọi khác của trào ngược dạ dày. Đây là hiện tượng dịch của dạ dày trào ngược lên thực quản, làm kích thích lớp niêm mạc thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Chúng ta có thể hiểu tình trạng này đơn giản như sau: Đối với người bình thường, hức ăn được hấp thu vào cơ thể sẽ đi theo trình tự từ thực quản xuống dạ dày. Cơ vòng thực quản sẽ đóng lại sau khi thức ăn được đưa xuống dưới, tránh xảy ra tình trạng trào ngược lên thực quản. Ngược lại, thức ăn sẽ bị trào ngược lên thực quản khi cơ vòng thực quản có vấn đề, gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Cơ thể xuất hiện triệu chứng gì khi bị trào ngược dạ dày?

Khi bị trào ngược dạ dày, cơ thể người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng bất thường sau:

  • Triệu chứng ợ chua, ợ hơi và ợ nóng xuất hiện khi người bệnh ăn no hoặc bị khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó, các triệu chứng này còn xảy ra khi người bệnh nằm ngủ. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua gây nóng rát khu vực thực quản. Lúc này, người bệnh có cảm giác bị chua trong miệng và vùng cổ họng khó chịu.
  • Triệu chứng buồn nôn xảy ra khi xuất hiện hiện tượng trào ngược lên thực quản của thức ăn và dịch vị, cổ họng bị kích thích bởi hàm lượng axit trong dịch vị khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và buồn nôn. Bất kỳ thời gian nào cũng có thể xuất hiện triệu chứng này, nhưng chúng xuất hiện nhiều nhất vào ban đêm.
  • Đau tức ngực thượng vị xảy ra do axit có trong dịch vị bị trào ngược, làm kích thích các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc, gây ra cảm giác đau tức ngực thượng vị.

Bên cạnh đó, cơ thể người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Khi ăn uống thường khó nuốt.
  • Giọng bị khàn.
  • Ho.
  • Tiết nhiều nước bọt trong miệng.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả. Bởi vậy, người bệnh cần nâng cao cảnh giác khi phát hiện các triệu chứng nói trên, tuyệt đối không nên chủ quan để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trào ngược dạ dày: Lý giải vì sao xảy ra tình trạng này?

Cơ thắt thực quản có vấn đề là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Như đã đề cập ở phần đầu, thức ăn khi đưa vào cơ thể sẽ đưa xuống dạ dày và được khoá lại bởi cơ thắt thực quản, tránh hiện tượng trào ngược thức ăn. Tuy nhiên, khi cơ thắt thực quản có vấn đề thì thức ăn và dịch vị sẽ xảy ra hiện tượng trào ngược.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố gây ra tình trạng trào ngược dạ dày suy yếu cơ thắt thực quản như:

  • Do tác dụng phụ của thuốc như cholecystokinine, glucagon, aspirin,… hoặc sử dụng thuốc huyết áp.
  • Sử dụng quá mức các chất kích thích như rượu, cafe, thuốc lá, bia,…
  • Các bệnh lý như nhiễm trùng thực quản hoặc tổn thương hệ thần kinh phó giao cảm thực quản gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân khiến acid trong dịch vị bị kích thích và gây trào ngược dạ dày có thể kể đến như:

  • Cơ thể đã mắc sẵn các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…
  • Ăn uống không hợp lý như ăn quá no, hấp thu nhiều thực phẩm khó tiêu như đồ uống có ga,…

Giải đáp thắc mắc: “trào ngược dạ dày có ăn chuối được không”?

Chuối là là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ bảo quản. Chuối thường được dùng để ăn trực tiếp như những loại trái cây bình thường khác và có thể chế biến một số món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng như: canh ốc chuối đậu, bánh chuối, chuối sấy, chè chuối,… Bên cạnh đó, chuối còn là loại trái cây đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Cải thiện hệ tiêu hoá: Prebiotic là thành phần có trong chuối. Đây là một dạng carbohydrate không tiêu hoá, nhưng là nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn tồn tại trong đường ruột. Bởi vậy, ăn chuối thường xuyên sẽ kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, tránh xảy ra tình trạng táo bón, khó tiêu,…

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Sức đề kháng được cải thiện, ngăn ngừa xảy ra các bệnh lý liên quan đến tim mạch,… là những công dụng đặc biệt mà chất oxy hoá có trong chuối mang lại. 
  • Hạ huyết áp: Chuối có hàm lượng kali cao có tác dụng điều hoà huyết áp và giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ tốt các hoạt động của thận.
  • Cải thiện tình trạng thiếu máu: Hồng cầu được tái tạo và sản sinh nhờ chất sắt có trong chuối, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu máu.

Vậy “trào ngược dạ dày có ăn chuối được không”? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thậm chí, người bệnh có thể ăn từ 1 – 2 quả chuối mỗi ngày để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. 

Đối với người bị trào ngược dạ dày, việc ăn chuối thường xuyên sẽ giúp tình trạng viêm được giảm đáng kể, tạo ra lớp màng mỏng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, còn ngăn ngừa hiện tượng trào ngược của acid gây khó chịu cho người bệnh.

Ngoài ra, chất tanin trong chuối xanh còn giúp phục hồi nhanh tổn thương trong dạ dày, lượng acid dư thừa bị ức chế, nhằm ngăn ngừa xảy ra triệu chứng ợ hơi, ợ nóng và ợ chua. Hơn nữa, trong chuối chứa nhiều vitamin, chất xơ và prebiotic giúp hệ tiêu hoá được cải thiện, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng táo bón,…

Với những công dụng đặc biệt nêu trên, người bệnh nên tăng cường bổ sung chuối để có một dạ dày khỏe mạnh và cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải sử dụng chuối đúng cách, cụ thể:

  • Chuối cau, chuối hương, chuối lùn là 3 loại chuối mà người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng.
  • Chuối tiêu khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, từ đó làm tình trạng bệnh nặng thêm. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không sử dụng loại chuối này.
  • Nên sử dụng chuối sau khi ăn từ 20 – 30 phút và sử dụng khi no. Tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đang trong tình trạng quá đói. Do khi đói sẽ khiến kích thích niêm mạc dạ dày gây ra hiện tượng đau và khó chịu.
  • Người bệnh nên ăn với số lượng từ 1 – 3 quả mỗi ngày.

Một số lưu ý giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày

Để tình trạng bệnh ngày một cải thiện, người bệnh nên áp dụng các phương pháp sau đây:

Cần quan tâm chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt

Việc xây dựng chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt khoa học sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể, cụ thể:

  • Người bệnh không nên ăn quá nhiều và quá no, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như cafe, bia, rượu, thuốc lá,…
  • Thực hiện chế độ ăn ít tinh bột và đường, hay còn gọi là chế độ low – carb. Việc thực hiện chế độ này sẽ giúp người bệnh không quá no sau mỗi bữa ăn, đẩy lùi các triệu chứng ợ nóng và hiện tượng trào ngược.

Thay đổi tư thế ngủ phù hợp

Người bệnh có thể điều chỉnh tư thế ngủ theo 2 cách sau đây:

  • Nằm ngủ nghiêng sang bên trái.
  • Tránh trào ngược dạ dày bằng cách nâng cao đầu khi ngủ.

Bên cạnh đó, còn có một số biện pháp nhằm tránh xảy ra tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả như:

  • Không nên ăn quá nhiều socola.
  • Nước bọt giúp trung hòa axit dạ dày hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên nhai kẹo cao su thường xuyên để tiết ra nhiều nước bọt.
  • Hạn chế ăn hành tây sống.

Thắc mắc: “trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?” đã được chúng tôi giải đáp. Mong rằng, những thông tin bổ ích trên sẽ giúp người bệnh lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp và có phương pháp điều trị hiệu quả để tình trạng bệnh ngày một cải thiện hơn.

Xem thêm