Trẻ sơ sinh bị vàng da có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, cũng có khi là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý. Hiện tượng vàng da rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có kéo dài hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân, cách điều trị và cả chế độ ăn uống của người mẹ. Bởi mẹ có ăn uống đủ chất thì con mới có thể được cung cấp đủ chất qua sữa mẹ. Trẻ được ăn đủ chất thì mới khỏe và nhanh chóng khỏi bệnh được. Vậy khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì giúp con nhanh khỏi?
Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là do lượng bilirubin trong máu tăng cao, thấm ra ngoài da, khiến cho da trẻ có màu vàng. Hiện tượng này có thể là sinh lý bình thường hoặc là bệnh lý.
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự thay đổi hồng cầu thai nhi bằng hồng cầu trưởng thành, trong quá trình này một số lượng lớn hồng cầu thai nhi bị phá hủy, sản sinh ra một số lượng lớn bilirubin trong máu.
Trong khi đó gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để lọc hết lượng bilirubin này, chính vì vậy khiến cho da trẻ bị vàng. Tuy nhiên hiện tượng vàng da sinh lý thường hết sau 1-2 tuần.
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh thì hiện tượng vàng da là một trong số các biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nào đó như: sự bất đồng nhóm máu giữa bé và mẹ (ABO, Rh), trẻ mắc phải một loại bệnh tan máu, trẻ mắc phải bệnh lý gan mật bẩm sinh hay do trẻ chậm đi phân su,…
Hiện tượng vàng da bệnh lý thường nặng hơn và đi kèm với một số triệu chứng khác như: trẻ lừ đừ, quấy khóc, bỏ bú,…
Trong mọi trường hợp, khi phát hiện thấy trẻ sơ sinh bị vàng da, cần cho trẻ đi khám kịp thời để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra xem đó là hiện tượng sinh lý hay là bệnh lý cần phải điều trị.
Đồng thời, mẹ cũng cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng để giúp con mau chóng thoát khỏi tình trạng này.
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì giúp con nhanh khỏi?
Nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Mẹ có ăn uống đủ chất dinh dưỡng thì sữa mới tốt, con mới có thể phát triển đầy đủ, khỏe mạnh được. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý hay bệnh lý thì mẹ đều cần phải chú ý đến việc ăn uống như sau:
1. Mẹ cần ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn
Các bà mẹ sau khi sinh nên có những bữa ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng, thuộc 4 nhóm chất sau đây:
- Nhóm chất bột, đường.
- Nhóm chất béo.
- Nhóm chất đạm.
- Nhóm khoáng chất và vitamin.
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cần ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn
Mẹ có ăn uống đủ chất thì con mới được cung cấp nguồn sữa mẹ đủ dinh dưỡng, có như vậy các cơ quan trong cơ thể trẻ sơ sinh mới có thể phát triển toàn diện, trong đó có gan. Khi gan của bé phát triển đầy đủ, tình trạng vàng da cũng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
2. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ nên ăn nhiều trái cây có tác dụng thải độc
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, các mẹ nên bổ sung các loại trái cây có tác dụng kích thích men gan, lọc thận và có khả năng giải độc cơ thể vào trong thực đơn hàng ngày. Các loại trái cây đó là: bưởi, dưa hấu, chanh, dứa, bơ, táo, dưa leo,… các mẹ lựa chọn trái cây theo mùa và theo sở thích của mình.
Ngoài tác dụng giải độc cho cơ thể, các loại trái cây nói trên còn giúp làm cân bằng độ pH trong cơ thể người mẹ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra tốt hơn.
3. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau lá xanh
Vì sao khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ lại cần bổ sung thêm các loại rau lá xanh? Đó là vì các loại rau này có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, và càng cần thiết hơn khi trẻ đang bị vàng da. Chính vì vậy các mẹ cần bổ sung các loại rau lá xanh vào trong thực đơn hàng ngày.
Mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau lá xanh vào thực đơn, khi trẻ sơ sinh bị vàng da
Mẹ có thể lựa chọn các loại rau lá xanh sau đây: bắp cải, cải xoăn, rau cải xoong, măng tây, bông cải xanh…
Ngoài ra, để giúp cho nguồn sữa mẹ có chất lượng hơn và giúp đẩy lùi tình trạng vàng da ở trẻ, mẹ cũng nên ăn nhiều sả và rong biển.
4. Mẹ nên uống nhiều nước khi trẻ sơ sinh bị vàng da
Để thanh lọc cơ thể và giải độc gan, giúp cho sữa mẹ không bị nhiễm các chất độc hại, mẹ nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương khoảng 8 cốc nước).
Khi trẻ bị vàng da, các bác sĩ khuyên mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, để cơ thể trẻ nhanh chóng phát triển, có khả năng loại bỏ hết lượng bilirubin sinh ra trong quá trình thay hồng cầu.
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ nên uống nhiều nước
5. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ cũng nên uống các loại trà thảo dược
Các bà mẹ sau khi sinh, nên uống các loại trà thảo dược. Vì các loại trà này sẽ giúp sản phụ nhanh chóng thải hết sản dịch. Đồng thời chúng còn có tác dụng làm mát gan, giúp giải độc cơ thể, giảm mỡ máu và tăng tiết sữa.
Các mẹ có thể lựa chọn một trong các loại trà thảo dược sau đây: trà atiso, trà hoa cúc, trà gừng, trà mật ong và chanh, trà cam thảo và táo gai….
Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ còn cần chú ý chế độ ăn uống như trên. Như thế mới có thể giúp trẻ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng vàng da, cho dù đó là hiện tượng vàng da sinh lý hay là vàng da bệnh lý.
Be the first to write a comment.