Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là một trong những hiện tượng phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nhưng nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa với tần suất cao trong ngày thì có phải là điều bất thường không? Để làm rõ vấn đề này, cùng ICondom tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây.
Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa là gì?
Trớ hay nôn trớ là hiện tượng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và bị tống ra ngoài theo đường miệng. Nôn trớ xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ sơ sinh. Phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa hay sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn.
Cặn sữa hay sữa vón cục là do sữa đang được tiêu hóa và bị lên men bởi dịch tiêu hóa của dạ dày, nên sẽ có hiện tượng như vậy.
Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ cặn sữa
Khi ăn, thức ăn từ miệng qua thực quản xuống đến dạ dày. Dạ dày là phần giữa của ống tiêu hóa, phía trên là thực quản qua tâm vị, phía dưới là ruột non qua môn vị. Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, cơ dạ dày rất đàn hồi và nó có khả năng chứa đựng thức ăn rất lớn. Khi đói, cơ dạ dày co lại. Thức ăn được đưa vào, cơ dạ dày sẽ giãn ra và khi cơ đã giãn ra mức tối đa thì áp suất trong dạ dày đột ngột tăng lên gây ra cảm giác no. Bình thường, tâm vị đóng kín ngăn thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi thức ăn từ thực quản đến tâm vị, tâm vị sẽ mở ra cho thức ăn đi qua rồi lại đóng kín. Thức ăn trong dạ dày được nhào trộn rồi đưa qua môn vị từng chút một để xuống ruột non.
Bất kỳ nguyên nhân nào làm rối loạn hoạt động co thắt của các cơ ống tiêu hóa, rối loạn nhu động hoặc sự tắc nghẽn ống tiêu hóa đều có thể gây ra hiện tượng nôn nôn trớ. Từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa. Nhưng nguyên nhân chính là vì:
- Trẻ bú sữa hoặc ăn quá no.
- Do vừa ăn xong thì nằm ngay, hoặc vừa ăn xong trẻ đã chạy nhảy và hoạt động mạnh.
- Cũng có thể vì một số bệnh lý như hen suyễn, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
- Cuối cùng là do trẻ đang bị sốt cao làm cho trẻ bị nôn trớ.
Nhưng nôn trớ phần nhiều liên quan đến vấn đề ăn uống, sẽ giảm dần và tự khỏi khi lớn hẳn. Sau khi nôn trớ trẻ vẫn chơi đùa bình thường, không ảnh hưởng gì đến hoạt động cá nhân của con.
Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Khi bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục tăng cân thì chúng ta không cần phải lo lắng về hiện tượng này.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa
Mẹ ngay lập tức đặt bé xuống nằm nghiêng 1 bên để sữa trào ra ngoài qua khóe miệng. Làm như thế để hạn chế tình trạng sữa trào lên mũi hay vào vòi tai bé, sẽ dễ bị viêm tai giữa. Sau đó mẹ cần nhỏ hay hút và rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
Khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa, mẹ hãy chú ý quan sát xem chất dịch trớ. Nếu chỉ là phản ứng sinh lý thì bé chỉ trớ ra cặn sữa vừa bú của mẹ. Tuyệt nhiên không có gì khác. Nhưng nếu bé trớ ra cả cặn sữa của mẹ, kèm theo cả dịch xanh dịch vàng thì lúc đó đã trớ ra cả dịch dạ dày ruột. Thì bạn cần lưu ý nếu tình trạng này kéo dài thì cần đưa bé đi bác sĩ.
Cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa:
- Tư thế 1: Bế bé theo tư thế thẳng, đầu và mặt tựa vào vai mẹ. Nhẹ nhàng xoa phía sau lưng cho bé dễ chịu. Nếu bé không phản ứng gì mẹ có thể vỗ nhẹ sau lưng. Thực hiện, nhấc cao tay rồi vỗ nhẹ lại cho bé là được. Để đề phòng bé bị ọc sữa và nôn trớ, mẹ có thể kê thêm 1 chiếc khăn chuyên dùng để chăm sóc trẻ sơ sinh trên vai trước khi thực hiện.
- Tư thế 2: Đặt bé với tư thế nằm úp trên đùi mẹ. Tư thế này giúp bé vừa có thể ngủ ngon vừa được mẹ xoa nhẹ lưng để giải phóng khí đang mắc kẹt trong dạ dày.
- Tư thế 3: Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, sau khi cho bé bú được tầm 60ml sữa, mẹ có thể giữ bé bằng hai tay, một tay đặt trước ngực, một tay đặt sau lưng bé. Khi mẹ dịu dàng nhấc bé lên, khí trong người bé sẽ hoàn toàn được giải phóng, qua đó ngừa được việc bé nôn trớ, đầy hơi.
- Tư thế 4: Nếu không dùng những cách trên, mẹ có thể thử bế bé lên vai với một tay giữ phần mông và khum tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ lên lưng trong khoảng 5-15 phút. Nếu bé có dấu hiệu ợ hơi ra ngoài là thành công rồi.
Khi trẻ sơ sinh trớ nhiều cặn sữa, cơ thể trẻ sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể trẻ không bị khử nước. Cách đơn giản nhất là uống nước oserol, nước lọc, nước quả.
Xem thêm
Be the first to write a comment.