Nhiều người vẫn quan niệm chỉ có trẻ em mới mắc bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh này, ngay cả những người trưởng thành. Căn bệnh này thường bị nhầm lẫn với trầm cảm. Vậy dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn là gì? Mắc bệnh này chữa trị ra sao? Vicare sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn qua bài viết sau đây.
Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn
Bệnh tự kỷ là chứng bệnh do những rối loạn của hệ thần kinh trung ương gây ra. Bệnh sẽ có những biểu hiện rõ nhất ở 3 năm đầu đời. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nào đó mà trẻ không được phát hiện và chữa trị kịp thời như do bệnh nhẹ, không biểu hiện rõ ràng.. khi đến tuổi trưởng thành bệnh trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các biểu hiện của bệnh tự kỷ ở người lớn bao gồm:
Cách giao tiếp
Ở những người lớn tuổi khi mắc bệnh tự kỷ cũng sẽ gặp các vấn đề về giao tiếp như trẻ em. Người bệnh có thể gặp khó khăn về cách bộc lộ cảm xúc như không muốn chia sẻ, biểu đạt sự vui mừng vì thành công hoặc thất vọng do thất bại trong công việc.
Việc thể hiện các cử chỉ ngôn ngữ gặp khó khăn. Họ luôn muốn ở một mình, không giao lưu, nói chuyện với ai cùng cơ quan hay trường lớp… Từ đó không thấu hiểu, chia sẻ hay đồng cảm với người khác. Những biểu hiện này cơ bản gần giống như trầm cảm. Tuy nhiên, người mắc trầm cảm sẽ không gặp những khó khăn trong ngôn ngữ.
Trong công việc
Nếu ở những người lớn trong độ tuổi đi học thì họ sẽ chậm hiểu, chậm tiếp thu. Học tập kém hơn so với các bạn cùng lớp. Nếu ở những người đi làm, họ thường không thể hoàn thành tốt được công việc được giao, ngôn ngữ hạn chế không thể hiểu và biểu đạt hết được suy nghĩ cũng như hướng giải quyết sự việc.
Trong hành vi
Người lớn mắc bệnh tự kỷ sẽ có biểu hiện tập trung vào một sự vật họ thấy ấn tượng mạnh. Người bệnh như muốn sở hữu, chiếm đoạt luôn đồ vật đó cho bản thân và không quan tâm đến ý kiến hay biểu hiện của người khác.
Giải pháp nào cho bệnh tự kỷ ở người lớn?
Ngay cả đối với những trẻ được phát hiện sớm thì tự kỷ cũng rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Chữa trị tự kỷ ở người lớn gặp khó khăn hơn rất nhiều. Cách chữa trị bệnh tự kỷ cần sự kết hợp của các y bác sĩ và người thân, gia đình, bạn bè. Có thể áp dụng một số cách chữa trị sau đây để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
Can thiệp tâm lý
Sự can thiệp về tâm lý đối với người bệnh được thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên biện pháp này thực sự không có hiệu quả cao với người lớn. Sự can thiệp tâm lý chỉ để giúp họ cải thiện hành vi, xây dựng các thói quen lành mạnh, tìm ra lợi thế điểm mạnh riêng của người bệnh. Ngoài ra, can thiệp tâm lý còn giúp họ biết cách bảo vệ bản thân.
Để người tự kỷ được làm việc
Hãy để cho những người lớn mắc bệnh tự kỷ được làm việc. Môi trường làm việc giúp họ được tiếp xúc với nhiều người hơn. Từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh. Không những thế, khi người bệnh được làm những công việc họ quan tâm, yêu thích tinh thần sẽ thoải mái.
Bạn có thể nhờ tới chuyên gia tâm lý để tìm kiếm thế mạnh của người bệnh. Ví dụ họ có khả năng ghi nhớ tốt, gõ bàn phím máy tính nhanh thì nên tìm một công việc đơn giản như đánh máy thuê… cho họ làm
Quan tâm nhiều hơn đến người bị tự kỷ
Đây là việc làm quan trọng và rất cần thiết đối với người lớn bị tự kỷ. Hãy dành cho họ nhiều thời gian, nhiều sự quan tâm hơn. Hãy để họ được hòa nhập với mọi người để có thể nói chuyện, tâm sự với mọi người. Tránh để người tự kỷ một mình bởi tự họ có thể làm những việc không kiểm soát gây nguy hiểm đến bản thân.
Những chia sẻ trên đây về bệnh tự kỷ và cách chữa trị hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu phát hiện ra người thân có một trong những dấu hiệu bất thường như trên, hãy đưa người thân đến các trung tâm y tế chuyên khoa tâm lý và thần kinh để kiểm tra và có biện pháp can thiệp sớm nhất.
Be the first to write a comment.