5/5 - (1 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Những “tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm” sẽ là biện pháp đơn giản, giúp bạn giảm bớt tình trạng đau mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng ICondom tìm hiểu những tư thế ngồi tốt nhất dành cho người thoát vị đĩa đệm nhé!

Ảnh hưởng của tư thế ngồi đối với người thoát vị đĩa đệm

Ngày nay, nhiều người lầm tưởng thoát vị đĩa đệm chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Thế nhưng tư thế nằm hoặc ngồi sai cách cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ.

Khi ngồi không đúng tư thế trong một thời gian dài sẽ làm căng dây chằng, gây tổn thương lên cột sống lưng và cổ, ảnh hưởng đến chức năng xương khớp, lâu ngày dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu vẫn cứ duy trì tư thế ngồi không không khoa học này, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ ngày càng tồi tệ hơn và có thể tiến triển thành căn bệnh mãn tính, hạn chế khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.

Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần quan tâm và thay đổi thói quen sinh hoạt của mình nếu muốn điều trị bệnh dứt điểm. Biện pháp đơn giản để hỗ trợ điều trị bệnh là thay đổi và áp dụng tư thế ngồi đúng cách.

Những tư thế ngồi dành cho người thoát vị đĩa đệm

Phần lớn các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là nhân viên văn phòng, đối tượng thường xuyên làm việc với máy vi tính trên bàn làm việc. Áp dụng tư thế ngồi khoa học sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu lên cột sống lưng và hỗ trợ điều trị bệnh cho người thoát vị đĩa đệm. Một số tư thế ngồi tốt người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng như:

 Tư thế ngồi làm việc bình thường

  • Khi ngồi làm việc, lưng phải luôn trong tư thế thẳng, bạn có thể chọn những loại ghế có tựa để dựa lưng vào. Điều này giúp hạn chế những áp lực lên cột sống lưng. 
  • Nên chọn bàn làm việc có tầm cao phù hợp với chiều dài lưng, tránh quá thấp hoặc quá cao tầm với.
  • Đặt hai khủy tay vuông góc với mặt bàn làm việc, hai bàn chân chạm đất hoặc có thể dùng vật kê chân. Hạn chế khoanh hoặc bắt chéo chân để tránh tác động gây áp lực lên cột sống.
  • Hạn chế cúi người khi làm việc.

Tư thế ngồi làm việc với máy tính

  • Đặt biệt đối nhân viên văn phòng, khi ngồi làm việc đối diện với máy vi tính bạn phải lưu ý đặt độ cao màn hình ngang tầm mắt, để hạn chế cúi người hay ngước lên.
  • Điều chỉnh ánh sáng phù hợp, không để màn hình quá xa hoặc quá gần.
  • Giữ lưng luôn thẳng, có thể tựa lưng vào ghế.
  • Khuỷu tay đặt vuông góc với màn hình.
  • Hai chân đặt song song, vuông góc với mặt sàn.

Tư thế ngồi có gối đệm sau lưng

  • Bạn nên chọn những loại ghế hoặc tự trang bị cho mình một chiếc gối đệm ngay sau lưng.
  • Đặt gối vào vị trí ngang hông, ngay sau lưng, điều này giúp thư giãn cột sống.
  • Khuỷu tay đặt vuông góc với bàn làm việc.
  • Giữ lưng thẳng, tựa vào gối đệm.

Tư thế ngồi bệt xuống sàn

  • Tư thế dành cho người có thói quen ngồi bệt xuống sàn để ăn cơm hay làm việc. Nên giữ ở tư thế ngồi khoanh chân và giữ lưng thẳng.
  • Đặt bàn làm việc ngang tầm mắt, hạn chế cúi người.
  • Khủy tay đặt vuông góc với bàn làm việc.
  • Luôn giữ cổ được thẳng và hai vai mở rộng.

 Lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm

Ngoài những tư thế người thoát vị đĩa đệm nên áp dụng thì cũng có một số tư thế không nên thực hiện để tránh làm tổn thương đến cột sống lưng, làm tình trạng trầm trọng hơn như:

  • Ngồi bắt chéo chân: tư thế này có thể thư giãn chân nhưng gây ảnh hưởng đến khung xương chậu, làm tình trạng thoát vị đĩa đệm tồi tệ hơn. 
  • Ngồi đè lên chân: nếu thường xuyên ngồi tư thế này có thể dẫn đến bệnh tĩnh mạch mạn tính do bị tích tụ dịch tại tĩnh mạch chân.
  • Khom người: do chọn bàn làm việc không đúng với chiều dài lưng, dẫn đến tình trạng phải ngồi khom hoặc cúi người trong suốt quá trình làm việc, gây áp lực lên đốt sống cổ và lưng.
  • Ngồi chữ W: tư thế ngồi này có thể làm nới lỏng khớp gối khiến chân co rút.
  • Ngồi xổm: làm tăng thêm sức ép lên phần cột sống thắt lưng.

Người bệnh không được ngồi quá lâu ở một tư thế, sau khoảng 1 – 2 giờ làm việc nên đứng dậy và hoạt động bằng những động tác đơn giản như vươn người hoặc đi lại. 

Ngoài các yếu tố về tư thế ngồi, người bệnh nên chú ý đến ánh sáng màn hình và thường xuyên cấp nước cho cơ thể. Không nên mặc quần áo bó sát gây cản trở cho tư thế ngồi. Khi ngồi có gối đệm thì nên chọn loại đệm phù hợp, không quá mềm hoặc quá cứng, và nên vệ sinh đệm thường xuyên. Hạn chế vặn người khi cảm thấy mỏi, vì có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đứng dậy vận động nhẹ và từ từ vặn mình để cảm thấy đỡ mỏi hơn. Không xoay người, ngồi xuống hoặc đứng dậy một cách đột ngột.

Tư thế ngồi là một phương pháp đơn giản, hỗ trợ cho quá trình điều thoát vị đĩa đệm mà bạn nên áp dụng. Ngoài ra, thay đổi tư thế ngồi cùng sẽ giúp bạn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cùng một số bệnh về xương khớp khác. Hy vọng qua bài viết trên, ICondom có thể giúp bạn biết được các “tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm” từ đó có cách hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hợp lý.

Xem thêm