Rate this post

Ung thư hạch bạch huyết là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Bệnh chủ yếu xuất phát từ tế bào lympho B chiếm 95%, 5% ở bệnh nhân bất thường ở tế bào T. 

Ung thư hạch huyết là bệnh nguy hiểm và đe dọa tính mạng bệnh nhân, tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, 30 – 40% bệnh nhân có thể được điều trị khỏi. Những dấu hiệu sớm nhất của ung thư hạch bạch huyết là gì? Làm sao để chẩn đoán được bệnh? Mọi người cùng tìm hiểu thông tin về bệnh qua bài viết sau.

Vai trò hạch bạch huyết trong cơ thể

Hệ bạch huyết đóng vai trò phòng vệ quan trọng trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất các tế bào lympho, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân truyền nhiễm như vi khuẩn, virus.. Hệ bạch huyết được cấu tạo gồm bạch huyết, mạch bạch huyết, hạt bạch huyết, mô bạch huyết, hạch họng, hạch bạch huyết, lá lách, và tuyến ức.

Cơ thể có khoảng 500- 600 hạch, hệ thống hạch bạch huyết nằm rải rác khắp cơ thể từ những vùng sâu (trong trung thất, ổ bụng, dọc theo các động mạch, tĩnh mạch lớn) đến vùng ngoại vi như cổ, nách, bẹn.

Hạch bạch huyết gồm hạch trong ổ bụng và hạch ngoại vi. Hạch ngoại vi như hạch cổ- nách- bẹn… Còn hạch trong ổ bụng được xếp theo 2 nhóm chính:

  • Nhóm phân bố dọc theo các mạch máu lớn như động mạch chủ bụng, tĩnh mạch chủ,..và được gọi tên theo mạch máu nó đi kèm
  • Nhóm hạch dẫn lưu cho các cơ quan trong cơ thể như rốn gan, rốn lách, rốn thận,..và có vị trí nằm tại cuống mạch máu chi phối cho cơ quan đó

Siêu âm hạch có thể thể hiện các hình ảnh sau

Các nốt nằm riêng rẽ hình bầu dục, thon dài, tròn hay dẹt,.. Các nốt tập trung thành khối lớn thành các dạng:

  • Sandwich sign (bánh mì kẹp thịt): các hạch này nằm quanh một trục mạch máu gồm động mạch và tĩnh mạch, hình ảnh trên mặt cắt dọc cho ta hình ảnh giống chiếc bánh mì kẹp thịt. Dấu hiệu này gặp phổ biến trong Lymphoma mạc treo (ung thư hạch bạch huyết ở mạc treo) và trong lao hạch.
  • Mantle sign (dấu hiệu áo khoác): các hạch bao bọc lấy các mạch máu lớn nhìn giống hình ảnh chiếc áo khoác.
  • Floating aorta sign (dấu hiệu động mạch chủ nổi): các u hay hạch nằm sau phúc mạc phát triển lan rộng dọc theo các khoang sau phúc mạc chen giữa các cấu trúc và gây chèn ép mạch máu. Gặp phổ biến trong bệnh Lymphoma ( ung thư hạch bạch huyết), Lymphangioma (U hạch bạch huyết), Ganglioneuroma (bướu hạch thần kinh) 

Các hạch bất thường sau phúc mạc gặp phổ biến nhất trong bệnh ung thư hạch bạch huyết, 25% bệnh nhân thể u lympho Hodgkin có bất thường hạch cạnh động mạch chủ, trong khi tỷ lệ này ở bệnh nhân thể không Hodgkin là 50%.

Ung thư hạch bạch huyết được hiểu như thế nào?

Bệnh ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma) là sự bất thường tại các hạch lympho có chức năng miễn dịch, xảy ra khi các tế bào bạch huyết nhân lên không kiểm soát, tạo khối u ác tính có khả năng xâm nhập và lây lan đến các mô khác trong cơ thể.

Ung thư hạch bạch huyết chia làm hai thể chính dựa vào sự hiện diện của các tế bào Reed-Sternberg. Nếu quan sát các tế bào hạch bạch huyết dưới kính hiển vi cho hình ảnh của tế bào này thì được xếp vào thể bệnh Hodgkin (u lympho Hodgkin), trong khi các tế bào hạch bạch huyết không chứa tế bào Reed-Sternberg thì người bệnh được xếp vào thể non-Hodgkin (u lympho không Hodgkin).

  • U lympho Hodgkin: hạch phát triển thành từng đợt, ban đầu là ở vùng cổ, thượng đòn (trái nhiều hơn phải) sau đó lan ra toàn thân. Hạch chắc, không đau, không đối xứng, di động, dính vào nhau thành chùm, hạch xuất hiện sau to hơn hạch trước đó. Triệu chứng kèm theo đôi khi có sốt: sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân, ngứa…
  • Không Hodgkin: so với u lympho Hodgkin, hạch ở thể non-Hodgkin rắn chắc và không di động, không xuất hiện thành đợt, lúc đầu hạch có thể xuất hiện ở bất cứ đâu như: cổ, nách, bẹn hay trong ổ bụng.

Phân biệt thể u lympho Hodgkin và không Hodgkin:

U lympho HodgkinKhông Hodgkin
Hiếm gặpThường gặp, gấp 10 lần so với thể Hodgkin
Thường gặp ở trẻGặp ở người lớn và trẻ em
Tiên lượng tốtTiên lượng xấu
Một hạch ngoại biên toNhiều hạch (chùm, chuỗi ), kích thước không to hơn Hodgkin
Thường phát hiện ở một vị trí, có thể phát hiện bệnh sớmHạch đối xứng, phát hiện bệnh lúc muộn
Lâm sàng ngứa không đáp ứng với thuốc kháng HistaminLâm sàng không ngứa
Chẩn đoán:Có tế bào Reed- Sternberg điển hành hoặc không điển hìnhTính đa hình thái của tế bàoĐiều trị đơn giảnChẩn đoán:Tế bào ung thư dạng nang hoặc không lan tỏaĐơn dòngĐiều trị khó hơn

Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch bạch huyết

Nguyên nhân của bệnh vân chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: lứa tuổi nào cũng có thế mắc bệnh, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh lại tăng dần theo tuổi. 
  • Giới tính: phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: thường là bệnh nhân AIDS, người mắc chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
  • Nhiễm trùng: bệnh nhiễm trùng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: nhiễm virus Epstein-Barr hoặc vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Một số triệu chứng sớm của ung thư hạch bạch huyết bạn cần quan tâm

Thiếu máu:

Thiếu máu là một triệu chứng tin cậy để đánh giá mức độ bệnh, đối với bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết tiến triển thì thiếu máu càng rõ ràng. Một trong những tiêu chí quan trọng khi điều trị cho bệnh nhân là đánh giá được bệnh đang ở giai đoạn nào, do đó các bác sĩ thường xem xét đến biểu hiện triệu chứng thiếu máu nhiều hay ít, tỉ lệ đông máu nhanh hay chậm để làm cơ sở đánh giá.

Theo một nghiên cứu thống kê trên lâm sàng ghi nhận tỷ lệ khoảng 10- 20% bệnh nhân bị ung thư hạch bạch huyết ác tính có biểu hiện thiếu máu ngay thời điểm thăm khám, đôi khi triệu chứng còn xuất hiện vài tháng trước khi các hạch bạch huyết sưng phồng.

Suy giảm chức năng miễn dịch

Bệnh càng tiến triển nặng thì khả năng miễn dịch của bệnh nhân càng giảm, người bệnh dễ bị nhiễm trùng trong hệ thống thần kinh trung ương, viêm màng não hoặc u nang não,.. ảnh hưởng đến tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân.

50% bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết ác tính đi kèm với xuất huyết não.

Sưng hạch bạch huyết

Cảm giác đau thường không xuất hiện sớm ở giai đoạn đầu của bệnh, chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, các hạch bạch huyết phát triển có kích thước lớn hơn chèn ép các dây thần kinh gây đau.

Độ cứng của hạch bạch huyết thường có mức độ trung bình, rất cứng và đồng nhất. Ban đầu hạch không bám dính vào da, đến giai đoạn giữa và giai đoạn phát triển, hạch có thể tách rời hoàn toàn với da và cử động di duyển dưới vùng da, đến giai đoạn cuối, các hạch phát triển rất to, kết hợp lại thành 1 khối, đôi khi còn tạo ra khối u với đường kính trên 20cm trên cơ thể bệnh nhân.

Tỉ lệ sống sót của người bị ung thư bạch huyết

Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh nhân mắc thể u lympho Hodgkin

  • Giai đoạn I: khả năng sống là  90%,
  • Giai đoạn II: khả năng sống là 90%,
  • Giai đoạn III: khả năng sống là 80%,
  • Giai đoạn IV:khả năng sống là 65%.

Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với bệnh nhân mắc thể u lympho không Hodgkin

  • Giai đoạn tại chỗ: khả năng sống là 81,6%,
  • Giai đoạn khu vực ( hạch đã lây lan đến các hạch bạch huyết khu vực): khả năng sống là 72,9%
  • Di căn xa:khả năng sống là 61,6%.

Đôi khi người bệnh không nhớ được vị trí đầu tiên của khối u trên cơ thể do khi phát hiện bệnh khối u đã có ở nhiều vị trí, do đó rất khó để bác sĩ phát hiện khối u “chủ” phát bệnh ở đâu. Bệnh ung thư hạch bạch huyết được xem là bệnh khó điều trị khỏi trong thực hành lâm sàng vì đa phần bệnh nhân không biết mình có bệnh, không nhận diện được các dấu hiệu bệnh để chủ động kiểm tra kịp thời, đến khi bệnh biểu hiện các triệu chứng rõ ràng thì đã bỏ lỡ thời gian “vàng” để điều trị bệnh.

Điều trị ung thư bạch huyết như thế nào?

Tùy thuộc vào thể u lympho, mức độ ác tính và mục tiêu điều trị mà bác sĩ quyết định sử dụng phác đồ phù hợp cho từng bệnh nhân. Các phác đồ điều trị phổ biến hiện nay là:

Theo dõi sự tiến triển của bệnh: phác đồ được sử dụng cho một vài thể u lympho tiến triển rất chậm. bệnh nhân có thể chỉ cần điều trị khi bệnh gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện đầy đủ và định kỳ các xét nghiệm để theo dõi sát tình trạng sức khỏe.

Hóa trị liệu: là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư, các hóa chất này được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đôi khi uống dưới dạng viên.

Liệu pháp dùng thuốc: để hạn chế thấp nhất tác dụng phụ toàn thân do thuốc trị ung thư, các loại thuốc điều trị theo liệu pháp nhắm trúng đích chỉ chọn lọc vào các tế bào ung thư của người bệnh.

Xạ trị liệu: các tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi các chùm tia năng lượng mạnh như X-quang và protons

Ghép tủy: thường được kết hợp với hóa trị liều cao và xạ trị, tủy xương của người bệnh được tái tạo bằng cách truyền vào máu người bệnh vào các tế bào tủy xương khỏe mạnh được hiến tặng.