Bại liệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và để lại di chứng nặng nề ở trẻ dưới 5 tuổi ở Việt Nam. Vắc xin bại liệt được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giúp 95% trẻ em được tiêm chủng vắc xin, kết quả là năm 2000 Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên cả nước.
Vậy tại sao hiện nay trẻ vẫn phải tiêm chủng vắc xin bại liệt, tác dụng và các loại vắc xin bại liệt hiện có ở nước ta,..được trình bài trong bài viết sau đây:
Tại sao vẫn phải duy trì vắc xin bại liệt
Trong suốt 15 năm qua, nước ta không ghi nhận bất kỳ ca bệnh nào, tuy nhiên bại liệt vẫn xuất hiện ở một số quốc gia láng giềng và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam. Do đó việc duy trì triển khai vắc xin bại liệt sẽ là lá chắn vững chắc góp phần ngăn chặn dịch bệnh trở lại.
Bệnh bại liệt có lây không?
Bệnh bại liệt do vi rút bại liệt (Polio) gây ra, nằm trong danh sách bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Vi rút bại liệt dễ lây lan thành dịch nếu người bệnh không được sử dụng vắc xin phòng bệnh cũng như vệ sinh môi trường kém. Bệnh tiến triển nặng gây cứng lưng, liệt không phục hồi tàn tật suốt đời, có thể dẫn đến tử vong.
Nguồn lây bệnh duy nhất là người, đặc biệt ở trẻ em nhiễm vi rút thể ẩn, bệnh nhân ở các thể lâm sàng và người lành mang vi rút. Vi rút lây truyền qua người theo đường phân – miệng, người nhiễm vi rút đào thải rất nhiều vi rút bại liệt theo phân làm ô nhiễm nguồn nước và thực phẩm, vi rút theo nguồn nước và thực phẩm tới ruột người.
2 loại vắc xin bại liệt có mặt ở Việt Nam
Vắc xin sống giảm độc lực dạng uống (OPV)
Có tác dụng kích thích cơ thể tạo miễn dịch chống lại vi rút, vắc xin chứa vi rút bại liệt sống đã làm suy yếu
- Vắc xin OPV chứa 3 tuýp kháng nguyên bại liệt 1,2,3 (tOPV): được triển khai cho trẻ 2,3 và 4 tháng tuổi trên thế giới hơn 50 năm qua.
- Vắc xin OPV chứa 2 tuýp kháng nguyên bại liệt 1 và 3 (bOPV): dùng thay thế cho vắc xin tOPV, được triển khai trong Chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng tại hơn 150 nước.
Vắc xin bất hoạt dạng tiêm (IPV)
Khác với OPV, IPV chứa vi rút bại liệt chết (sau khi xử lý) dùng phối hợp với một số vắc xin bại liệt khác. Vắc xin IPV chứa 3 tuýp kháng nguyên bại liệt 1,2,3 và được đưa vào chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng từ năm 2018 ở nước ta
Trẻ đang sử dụng vắc xin tOPV chuyển sang sử dụng vắc xin bOPV như thế nào?
Cả hai loại vắc xin OPV đều an toàn và hiệu quả như nhau, trẻ đang uống vắc xin tOPV có thể chuyển sang dùng tiếp tục vắc xin bOPV mà không cần uống lại từ đầu. Theo lịch tiêm chủng vắc xin bOPV trong chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng cũng tương tự như tOPV, cụ thể như sau:
- Liều 1: khi trẻ 2 tháng tuổi
- Liều 2: khi trẻ 3 tháng tuổi
- Liều 3: khi trẻ 4 tháng tuổi
Trẻ chỉ cần uống đủ 3 liều vắc xin uống bOPV, không sử dụng vắc xin tiêm IPV có phòng được bệnh không?
Theo khuyến cáo của WHO vắc xin bại liệt đường uống nên sử dụng khi có dịch bệnh lưu hành vì hiệu quả tạo miễn dịch cao, cắt đứt đường lây, trong khi vắc xin tiêm IPV sử dụng để dự phòng tái nhiễm.
Tác dụng phòng bệnh của cả vắc xin đường tiêm và đường uống đều như nhau, tuy nhiên để duy trì thành quả chống dịch lâu dài thì việc bổ sung thêm vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm là cần thiết. Việc bổ sung vào lịch tiêm chủng thường xuyên một liều vắc xin IPV nhằm góp phần làm miễn dịch bền vững, phòng trường hợp vi rút bại liệt hoang dại đang lưu hành tại một số quốc gia vùng Nam Á có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam thông qua giao lưu quốc tế.
Bắt đầu từ tháng 8/2018 Việt Nam đã đưa vắc xin IPV và chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng cho trẻ em 5 tháng tuổi.
Tính an toàn của vắc xin bại liệt IPV?
Vắc xin tiêm IPV sử dụng trong chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng là được sản xuất bởi công ty Sanofi. Vắc xin được cung ứng bởi Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), tổ chức Liên minh toàn cầu vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ, được đăng ký lưu hành sử dụng tại Pháp từ năm 1982 và hiện tại có mặt ở tại 111 quốc gia, với 540 triệu liều.
Sau khi tiêm IPV trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường như đau tại chỗ tiêm, quầng đỏ, sốt nhẹ, phản ứng khác rất hiếm gặp.
Đối tượng trẻ em sẽ được tiêm IPV trong chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng?
Vắc xin bại liệt IPV sẽ được triển khai từ tháng 8/ 2018 cho trẻ 5 tháng tuổi tại thời điểm vắc xin được triển khai. Vậy theo dự kiến những trẻ sinh từ 1/3/2018 sẽ là đối tượng được tiêm IPV do GAVI viện trợ. Trong trường hợp những trẻ sinh trước thời gian này sẽ được tiêm bổ sung sau đó nhưng phải đảm bảo càng sớm càng tốt và chỉ tiêm IPV cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tuổi | Lịch tiêm chủng vắc xin |
Sơ sinh | BCG (phòng lao)VGB ( phòng viêm gan B) sơ sinh trong vòng 24 giờ |
2 tháng tuổi | DPT ( phòng bạch hầu, uốn ván và ho gà) VGB, Hib1 ( phòng Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản),bOPV1 |
3 tháng tuổi | DPT – VGB – Hib2, bOPV2 |
4 tháng tuổi | DPT – VGB – Hib3, bOPV3 |
5 tháng tuổi | IPV |
Có thể tiêm vắc xin bại liệt IPV cùng thời điểm với vắc xin khác không?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới trẻ có thể tiêm vắc xin bại liệt IPV cùng thời điểm với vắc xin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não do vi khuẩn Hib (vắc xin 5 trong 1) mà vẫn đảm bảo sức khỏe và không ảnh hưởng đến khả năng tạo miễn dịch, vì vắc xin tiêm IPV thuộc loại vắc xin chứa chủng vi rút bại liệt đã bị bất hoạt, điều này sẽ đảm bảo an toàn cho người được tiêm.
Tiêm vắc xin bại liệt ở đâu, giá bao nhiêu?
Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm miễn phí theo chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng tại các trạm y tế địa phương. Ngoài ra vắc xin phối hợp có thành phần bại liệt tiêm đang được áp dụng trong tiêm chủng dịch vụ ở Việt Nam như:
- vắc xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt , HIB và viêm gan B: Infanrix Hexa giá 915.000, Hexaxim giá 1.015.000
- vắc xin phối hợp bạch hầu- ho gà- uốn ván – bại liệt: Tetraxim giá 458.000
- vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và HIB: Pentaxim giá 785.000
Be the first to write a comment.