5/5 - (2 bình chọn)

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (hay còn được gọi là vi khuẩn HP) là một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược thực quản. Vậy, điều trị vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày có khó không và loại vi khuẩn này có tác hại gì đối với sức khỏe? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về đặc điểm, cách gây bệnh cũng như phương pháp điều trị căn bệnh này.

Trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP là tình trạng như thế nào? 

Như chúng ta đã biết, trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý không còn mấy xa lạ trong đời sống hiện nay. Theo báo cáo thống kê từ Hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, số người trưởng thành mắc bệnh lý này hiện nay đã đạt đến 10-20% trên toàn thế giới. Con số này cho thấy đây là một bệnh lý vô cùng phổ biến và đáng được quan tâm. 

Trào ngược dạ dày có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây trào ngược dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (gọi tắt là vi khuẩn HP). Tình trạng này được xác định nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày có dương tính với xoắn khuẩn HP khi xét nghiệm. Vì là một bệnh lý nhiễm khuẩn, tình trạng này được đánh giá là nguy hiểm hơn rất nhiều so với trào ngược dạ dày do những nguyên nhân khác, vì vậy cần phát hiện và điều trị kịp thời để không dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Cơ chế gây trào ngược dạ dày của Helicobacter Pylori

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP) là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn và sinh sống trên lớp niêm mạc dạ dày. Vì có cấu tạo thành ngoài vững chắc, chúng có thể tồn tại và phát triển bình thường trong môi trường có pH vô cùng thấp. Theo báo cáo từ bộ Y tế, có đến 70% số người dân Việt Nam đang nhiễm loại vi khuẩn này, tuy nhiên trong số đó có 80% không biểu hiện các triệu chứng bệnh lý. Vì vậy, loại vi khuẩn này được nhận định là một trong những thành phần khuẩn chí tự nhiên của cơ thể. 

Dù vậy, vi khuẩn HP vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản, do một số nguyên nhân như thay đổi môi trường axit ở dạ dày, rối loạn nội môi hoặc mất cân bằng chuyển hóa. Khi đó, vi khuẩn HP sẽ có cơ hội biến đổi và trở thành vi khuẩn gây bệnh, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, tăng sự tạo thành axit, đẩy thức ăn và lớp axit thừa ở dạ dày lên phần cơ thắt thực quản dưới tạo nên tình trạng trào ngược dạ dày. 

Những triệu chứng nổi bật của bệnh lý trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP

Khi bị xâm nhập bởi vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày, bệnh nhân cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng giống như căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản bình thường. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể nặng nề và kéo dài dai dẳng hơn, cần được điều trị sớm để không tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng. 

  • Ợ nóng, có thể đi kèm ợ chua hoặc ợ hơi do lượng axit trào lên miệng.
  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị, xung quanh xương ức, có thể lan lên cổ. 
  • Có cảm giác buồn nôn do axit từ dạ dày trào lên miệng gây kích thích niêm mạc miệng. 
  • Một số triệu chứng khác liên quan đến họng như: khàn hơi, mất tiếng, thở khò khè, hay ho…
  • Một số triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân…

 Căn bệnh trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP dẫn đến biến chứng gì? 

Trên thực tế, trào ngược dạ dày có dương tính với vi khuẩn HP được nhận định là nguy hiểm hơn nhiều so với các nguyên nhân khác. Nếu không được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị phù hợp, vi khuẩn HP sẽ lan rộng ra các cơ quan xung quanh, gây tổn thương sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, từ đó gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như: 

Biến chứng ở lớp niêm mạc dạ dày

Nếu vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày trong một thời gian dài mà không được điều trị, axit trong dịch dạ dày tiết ra quá mức sẽ gây tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc bên ngoài, tạo nên các vết viêm và loét dạ dày – tá tràng. Nếu vẫn còn không được điều trị, các vết loét này sẽ hình thành những ổ hoại tử nặng và có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, vi khuẩn hoạt động mạnh trên lớp niêm mạc còn có thể làm vỡ các mạch máu tại đây, từ đó gây nên chảy máu dạ dày, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. 

Biến chứng tại thực quản

Việc thức ăn và dịch dạ dày trào lên thực quản sẽ khiến thực quản bị ăn mòn bởi axit trong dịch vị. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cộng với sự phát triển lan rộng của vi khuẩn HP sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm thực quản hoặc loét thực quản, là tiền đề dẫn đến nhiều biến chứng như bệnh thực quản Barrett hay ung thư tế bào biểu mô thực quản. 

Biến chứng tại các cơ quan hô hấp lân cận

Vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày khiến dịch vị giảm pH nặng nề, nồng độ axit tăng tràn lên những cơ quan xung quanh trong hệ hô hấp như miệng, thanh quản sẽ khiến lớp niêm mạc ở đây bị tổn thương nghiêm trọng, gây nên các triệu chứng như khàn tiếng, ho, khó thở hay thở khò khè. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể mất tiếng, rát họng, đau họng mãn tính… gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. 

Chẩn đoán phù hợp cho căn bệnh trào ngược do vi khuẩn HP 

Bệnh trào ngược dạ dày có thể dễ dàng nhận biết thông qua các dấu hiệu bên ngoài, tuy nhiên để xác định bản thân có đang dương tính với vi khuẩn HP hay không thì cần những xét nghiệm cận lâm sàng cụ thể. Dưới đây là một vài phương pháp chẩn đoán vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày thường thấy khi bạn đi khám tại bệnh viện: 

Phương pháp nội soi dạ dày và sinh thiết mô

Vi khuẩn HP sinh sống và phát triển tại lớp niêm mạc dạ dày, gây nên những tổn thương viêm và loét. Vì vậy, nội soi dạ dày có thể phát hiện được các vị trí tổn thương, đồng thời kiểm tra xem lượng dịch vị trong dạ dày có bị thừa quá nhiều hay không. Đi cùng với nội soi là liệu pháp sinh thiết mô nếu cần thiết để xác định sự xuất hiện của vi khuẩn HP trên lớp niêm mạc. 

Phương pháp C13 (test hơi thở)

Đây là một trong những liệu pháp phổ biến nhất để chẩn đoán xác định sự xuất hiện của vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày. Bệnh nhân sẽ được cho uống dung dịch chứa Ure có gắn các chất phóng xạ đồng vị cacbon như C13 hoặc C14, đợi từ 15-30 phút sau đó lấy hơi thở để đi xét nghiệm. Xác định dương tính với vi khuẩn HP qua nồng độ CO2 có trong hơi thở của người bệnh, do vi khuẩn HP có thể tiết ra enzyme Urease để phân hủy Ure thành CO2 và NH3.

Phương pháp xét nghiệm phân tìm vi khuẩn 

Dù sống ở lớp niêm mạc dạ dày, vi khuẩn HP có thể bị đào thải trực tiếp ra ngoài cơ thể qua phân. Chính vì vậy, nếu xét nghiệm phân phát hiện vi khuẩn thì hoàn toàn chắc chắn cơ thể người bệnh có dương tính với Helicobacter Pylori. 

Phương pháp phát hiện kháng thể trong huyết thanh

Vi khuẩn được nhận định là một “vật thể lạ” đối với cơ thể chúng ta, vì thế khi vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể. Các xét nghiệm kiểm tra nồng độ kháng thể, đặc biệt là kháng thể IgG trong máu có thể chẩn đoán gián tiếp dương tính với vi khuẩn.

Tuy nhiên, để chắc chắn cơ thể đang bị trào ngược dạ dày do vi khuẩn HP thì vẫn phải kết hợp cùng những xét nghiệm khác, vì phương pháp này rất dễ xảy ra sai sót do kết quả có thể dương tính bởi nhiều nguyên nhân khác. 

Cách điều trị vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày

Chính vì diễn biến phức tạp cũng như dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, những phương pháp điều trị căn bệnh này luôn được nhiều người quan tâm và chú ý. Hiện nay, trào ngược dạ dày có dương tính với vi khuẩn HP có thể điều trị bằng những cách sau đây: 

Điều trị bằng việc sử dụng thuốc tây

Vì đây là một căn bệnh nhiễm khuẩn, điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh sẽ là phương pháp nhanh chóng và hữu hiệu nhất giúp bệnh nhân lành bệnh. Bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, xác định bệnh sau đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với tình trạng cơ thể.

Thông thường, các loại thuốc điều trị sẽ bao gồm thuốc kháng vi khuẩn HP, kết hợp với một trong những loại thuốc chống acid dạ dày và hạn chế tình trạng trào ngược như thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm H+, thuốc hạn chế hoạt động của thụ thể H+, thuốc kháng histamin, thuốc kháng choligernic…

Điều trị bằng các dược liệu tự nhiên tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh thì bạn cũng có thể áp dụng một số dược liệu tự nhiên để hỗ trợ điều trị căn bệnh này, đồng thời hạn chế và phòng ngừa bệnh tái phát, có thể kể đến như: 

  • Hỗn hợp nghệ và mật ong: Không chỉ có tác dụng giảm viêm loét dạ dày, bài thuốc này còn giúp trung hòa bớt lượng axit thừa, giảm tình trạng trào ngược dạ dày có dương tính với vi khuẩn HP.
  • Sử dụng trà gừng nóng: Một tách trà gừng nóng mỗi ngày có thể giúp bạn đẩy lùi được sự xâm nhiễm của vi khuẩn do gừng có tính kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh. Kết hợp cùng mật ong sẽ giúp giảm tình trạng viêm loét và trào ngược dạ dày hiệu quả. 
  • Sử dụng trà hoa và các loại trà thảo mộc: Một số loại trà như trà hoa cúc, trà atiso… đều có nhiều tác dụng trong việc điều trị và hạn chế các căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập, trong đó có vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày

Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn HP gây trào ngược dạ dày, các xét nghiệm chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để hạn chế và phòng ngừa nhiễm bệnh cho cả bản thân và gia đình.

Xem thêm