5/5 - (2 bình chọn)

Hầu hết  phụ nữ mang bầu bị nghén, tuy nhiêu biểu hiện ốm nghén nặng nhẹ như thế nào còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có bà bầu nghén nặng đến mức không ăn được gì. Một số khác chỉ nghén nhẹ như nôn hoặc buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.

Vậy vì sao bà bầu lại nghén nặng như vậy? Ở tuần thứ mấy của thai kỳ nghén nặng nhất? Và có cách nào để chữa ốm nghén nặng khi mang thai không?

Vì sao bà bầu bị nghén nặng ?

Nghén là những biểu hiện trong những tháng đầu mang thai của người mẹ ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Nguyên nhân chính là do cơ thể người mẹ thay đổi rất lớn khi mang thai, nồng độ một số  hoocmon nội tiết nữ tiết ra để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong cơ thể người mẹ tăng cao và nhanh: 

  • Khi mang thai hoocmon hCG trong cơ thể bà bầu tăng cao gấp 2-3 lần dẫn đến tình trạng nôn mửa. Hoocmon này cũng là thủ phạm chính gây nên tình trạng nghén nặng ở phụ nữ mang thai.
  • Nồng độ hoocmon nội tiết nữ progesterone tăng cao để nuôi dưỡng thai nhi cũng tác động   lên hệ hệ tiêu hóa, gây ra chứng chậm tiêu hóa, khiến cho bà bầu cảm thấy chán ăn, khó tiêu và buồn nôn nhiều. 
  • Hoocmon estrogen trong cơ thể phụ nữ có thai cũng làm khứu giác của bà bầu trở nên nhạy cảm với các mùi. Làm cho bà bầu có xu hướng buồn nôn và nôn nhiều hơn với cả những mùi quen thuộc.
  • Thời kỳ đầu mang thai người mẹ chưa kịp “làm quen” với  những protein “lạ” của thai nhi. Cơ thể chưa kịp thích ứng dẫn đến biểu hiện như mệt mỏi, mất ngủ, buồn nôn và nôn.
  • Có thể kèm thêm một số nguyên nhân liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như hiện tượng đa thai, chửa trứng ( trứng đã bị hỏng nhưng máu mẹ vẫn tiếp tục đưa máu đến nuôi rau thai) cũng có thể gây nên hiện tượng nghén nặng.

Bà bầu thường nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

  • Không có câu trả lời chính xác về thời điểm phụ nữ mang thai bị nghén nhiều nhất. Tuy nhiên đại đa số phụ nữ nghén nhiều nhất vào khoảng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Sau khoảng thời gian này cơ thể phụ nữ sẽ thích ứng dần với những thay đổi, biểu hiện nghén sẽ giảm từ từ cả về tần suất và mức độ. Tuy nhiên nghén có thể kéo dài suốt cả thai kỳ – thậm chí một số người còn kéo dài đến khi sinh.
  • Về cơ bản nghén không nguy hiểm tuy nhiên nếu nghén nặng như nôn nhiều và liên tục có thể dẫn đến 1 số hậu quả nghiêm trọng. Vì nôn quá nhiều nôn nhiều sẽ dẫn đến việc mất nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng và vi lượng cần cho sự phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.
  • Bên cạnh đó việc “ kén” ăn trong thai kỳ hoặc chán ăn dẫn đến bà mẹ và bé không được bổ sung thức ăn, dinh dưỡng phong phú.

Ốm nghén nặng như thế nào?

Nghén thường biểu hiện rất đa dạng và  nặng nhẹ tùy thuộc vào từng người. Hầu hết các bà bầu sẽ có các triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn hoặc buồn nôn với mùi thức ăn quen thuộc. Người nghén nhẹ thường có thể khắc phục nghén bằng các biện pháp đơn giản.

Cụ thể khi cảm thấy chán ăn và buồn nôn nhẹ, bà bầu có thể, chia nhỏ các bữa ăn, ăn từng ít một và ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu vitamin và chất xơ. Món ăn dành cho bà bầu có thể không nhất phải phải quá cầu kỳ hoặc quá bổ dưỡng, miễn sao bà bầu có thể thích ăn và ăn ngon.

Bên cạnh đó cũng cần tạo ra một môi trường sống vui tươi, lạc quan để phụ nữ mang thai có bớt mệt mỏi và lo âu.

Tuy nhiên cũng có một số phụ nữ mang thai nghén nặng, các triệu chứng nghén thông thường có thể trở nên trầm trọng hơn, biểu hiện bằng các triệu chứng:

  • Buồn nôn và nôn nhiều 

Bình thường các bà bầu chỉ nôn nhẹ, nôn một hai lần một ngày hoặc buồn nôn khi ngửi mùi lạ. Tuy nhiên nghén nặng thai kỳ thường triệu chứng buồn nôn của bà bầu diễn ra trầm trọng và thường xuyên hơn, thường trên 3 lần một ngày. Bà bầu nôn nhiều dẫn đến mệt mỏi về cả tinh thần.

Ngoài ra việc nôn quá nhiều khiến bà bầu mất nhiều nước và chất điện giải như Na+, K+, dẫn đến việc bà bầu bị sút cân, mất nước và suy dinh dưỡng.

Triệu chứng nôn và buồn nôn có thể kết thúc ở tháng thứ 3 hoặc thứ 4 của thai kỳ, tuy nhiên với bà bầu bị nghén nặng thì có thể kéo dài dai dẳng suốt 9 tháng 10 ngày “ mang nặng đẻ đau”.

  • Mệt mỏi, mất ngủ

Khi mang thai nhịp tim của bà bầu  thường đập nhanh và mạnh hơn vì thể tích máu tăng lên  để nuôi dưỡng thai nhi. Những thay đổi lớn khác trong cơ thể cũng sẽ làm bầu mệt mỏi.

Tuy nhiên một số trường hợp bà bầu nghén nặng luôn luôn trằn trọc, mất ngủ và đi kèm với đó là tâm lý không ổn định. Có thể gây ra là do tình trạng nôn mửa hoặc chán ăn kéo dài cũng làm bà bầu có tâm lý rất lo sợ và hoang mang.

Nếu tình trạng này  không được giải quyết bằng các phương pháp điều trị can thiệp tích cực có thể tổn thương đến nghiêm trọng đến tinh thần và sức khỏe tâm lý của thai nhi.

  • Rối loạn tiêu hóa

Một số bà bầu bị ốm nghén rất nặng vì nồng độ hoocmon nội tiết nữ tăng lên quá cao, dẫn đến ức chế quá trình tiêu hóa, khiến cho  bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy bụng. Đặc biệt phụ nữ mang thai không muốn ăn uống bất kỳ cái gì.

Tình trạng này kéo dài khiến cho bà bầu bị suy dinh dưỡng, sụt cân. Thai nhi  không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. 

Ngoài ra nếu có một trong những triệu chứng dưới đây bà bầu nên đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay lập tức:

  • Nôn kéo dài, nôn và buồn nôn liên tục khiến cho bà bầu không thể ăn hoặc uống bất kỳ cái gì.
  • Đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng và bị cô đặc
  • Nôn kèm theo triệu chứng sốt 
  • Đau đầu, chóng mặt và choáng váng đầu 
  • Nhịp tim đập nhanh, người mệt mỏi và nhầm lẫn
  • Khó chịu, chán ăn, nôn mửa, không thể ăn

Mang bầu và sinh con là một hành trình vất vả, gian nan của phụ nữ. Để thấu hiểu và san sẻ với nỗi gian truân của phụ nữ, hơn lúc nào hết gia đình và chồng cần phải chú ý chăm sóc và quan tâm cho phụ nữ. Gia đình cần nói chuyện và chia đến từng bữa ăn, giấc của bà bầu.

Bên cạnh đó cần chú ý khi có những biểu hiện nghén quá nặng , hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp chữa trị kịp thời.