Mỗi người chúng ta một ngày dùng 8 tiếng để ngủ, tức là trong một đời người chúng ta dành ⅓ đời sống để dành cho việc ngủ. Điều đó cho thấy giấc ngủ là rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Hiện nay trong cuộc sống hiện đại thì tình trạng mất ngủ rất phổ biến . Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị mất ngủ như thế nào .
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là tình trạng cơ thể xảy ra những rối loạn về giấc ngủ. Biểu hiện của mất ngủ đa dạng, không chỉ là tình trạng không ngủ được mà còn có các biểu hiện như : khó đi vào giấc ngủ, thường rất khuya mới có thể đi vào giấc ngủ. Hoặc có thể ngủ nhưng giấc ngủ không sâu, mỗi giấc ngủ ngắn , dễ tỉnh giấc, sau khi tỉnh giấc thì khó quay trở lại giấc ngủ . Hoặc trong giấc ngủ hay giật mình, gặp mộng là chất lượng giấc ngủ không cao, sáng hôm sau vẫn rất mệt mỏi.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc, sự thỏa mãn, sảng khoái trong con người . Vì vậy giấc ngủ là rất quan trọng , góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và công việc.
Nguyên nhân gây mất ngủ
Cuộc sống càng hiện đại ngày nay thì tình trạng mất ngủ ngày càng gia tăng, biểu hiện rõ ràng nhất là tỉ lệ người đến gặp các chuyên gia về vấn đề giấc ngủ ngày càng tăng. Điều đó thể hiện mọi người ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân. không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần.
Một số nguyên nhân mất ngủ như:
- Sự tác động mang tính nhất thời, vào thời điểm nhất định nào đó như sự thay đổi về múi giờ do phải chuyển sang một địa điểm công tác khác hoặc đi du lịch khiến đồng hồ sinh học của cơ thể thay đổi.
- Lo lắng về các vấn đề cuộc sống như công việc, gia đình, tiền bạc, các mối quan hệ. Tình trạng lo lắng này rất phổ biến do xã hội càng phát triển thì áp lực công việc gia tăng, các mối quan hệ càng phức tạp, sự chi tiêu gia tăng, vì vậy căng thẳng do vấn đề này gây ra càng nhiều và mất ngủ do đó càng gia tăng.
- Do ngoại cảnh tác động vào như tiếng ồn, ánh sáng ảnh hưởng đến các giác quan của bạn khiến các giác quan bị kích thích, tác động lên não làm rất khó đi vào giấc ngủ gây mất ngủ.
- Do tuổi tác: đây là điều không thể tránh khỏi, vì càng cao tuổi những người già sẽ ngủ càng ít đi, sẽ thường dậy sớm hơn và đi ngủ muộn hơn. Sự trằn trọc, khó ngủ, khó đi vào giấc, giấc ngủ không sâu xảy ra rất phổ biến.
- Do thay đổi chế độ sinh hoạt: những người có thói quen ngủ ban ngày , hoặc do yêu cầu công việc phải thường xuyên thức đêm thì việc ngủ vào ban đêm sẽ khó khăn hơn với những người có thói quen đi ngủ đều đặn vào một giờ cố định . Nếu không có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt thì mất ngủ này có thể sẽ dẫn đến mất ngủ kinh niên, càng để tình trạng này kéo dài thì càng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và khó điều trị hơn.
- Do sử dụng các chất kích thích như cà phê,… làm cho não bộ luôn trong tình trạng hưng phấn . Mọi người thường sử dụng để thức khuya thêm thời gian học bài, hoàn thành nốt công việc. Tuy nhiên nếu lạm dụng thường xuyên thì sẽ dẫn đến mất ngủ kinh niên. Nên mọi người không nên lạm dụng các chất kích thích thần kinh để đảm bảo sức khỏe giấc ngủ.
Cách điều trị mất ngủ
Để giải quyết tình trạng mất ngủ, cần phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây mất ngủ để giải quyết điều trị
- Đối với tình trạng mất ngủ vừa xuất hiện:
- Ngưng sử dụng các chất kích thích. Ngưng sử dụng chất kích thích sẽ ngưng các chất tác động kích thích lên não bộ, từ đó đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Tập thói quen đi ngủ sớm , đi ngủ vào một giờ cố định. Không thức quá khuya sẽ khó đi vào giấc ngủ. Đi ngủ vào một giwof cố định sẽ làm cho nhịp sinh học của cơ thể quen dần với việc đi ngủ vào giờ cố định, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Không sử dụng các tác động có ảnh hưởng đến giấc ngủ trước giờ đi ngủ như điện thoại, phim sách báo có tính kích thích, phim hành động, phim ma, phim kinh dị…
- Hạn chế các tác động của bên ngoài bằng cách sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như bông bịt tai, bịt mắt để hạn chế tiếng ồn, ánh sáng. Tốt hơn hết là nên có phòng ngủ cách âm tốt, ánh sáng hạn chế chiếu vào, đèn ngủ có ánh sáng yếu…
- Với các nguyên nhân do tâm lý , các lo lắng do cuộc sống đem lại, chuyện công việc, học hành, lo lắng về tiền bạc, con cái, gia đình, lo lắng trong các mối quan hệ thì cần kiểm soát các vấn đề đó. Giải quyết dứt điểm được là tối ưu nhất. Nhưng thường các vấn đề đó luôn xuất hiện thường trực thường xuyên, nên suy nghĩ tích cực, không suy nghĩ quá cầu toàn , không đặt nặng gánh nặng bản thân , không yêu cầu cao quá mức về bản thân để giảm bớt áp lực là biện pháp hữu hiệu để tránh mất ngủ
- Với tình trạng đã mất ngủ mãn tính: Cần có những biện pháp can thiệp khác bên cạnh những thay đổi hành vi thói quen
- Mất ngủ người già: với người già, tình trạng mất ngủ xảy ra phổ biến. Giấc ngủ ngắn, không sâu giấc, đi ngủ muộn, thức dậy sớm, hay tỉnh giấc. Giấc ngủ giảm cả về mặt số lượng và chất lượng so với tuổi trẻ. Để tránh mất ngủ về đêm thì không nên ngủ vào ban ngày, nếu tình trạng mất ngủ gây mệt mỏi nhiều thì có thể sử dụng thuốc ngủ .
- Các biện pháp can thiệp như xoa bóp , tắm nước ấm thư giãn, đi bộ vận động nhẹ nhàng, … có tác động hỗ trợ rất tốt trong mất ngủ lâu ngày
- Sử dụng các vị thuốc đông y an toàn , lành tính , tác dụng từ từ mà rất hiệu quả như tâm sen , các loại thảo mộc thiên nhiên. Tuy tác dụng không phát huy ngay lập tức nhưng để điều trị mất ngủ lâu ngày lại tỏ ra vô cùng hiệu quả.
- Sử dụng các thuốc tân dược như seduxen, phenolbarbital… để có giấc ngủ nhanh chóng. Tác dụng có thể thấy ngay, tuy nhiên một số thuốc cần có đơn của bác sĩ. Cần cân nhắc các tác dụng phụ của thuốc nếu sử dụng lâu ngày.
- Các biện pháp tâm lí: Nếu bạn gặp phải tình trạng mất ngủ lâu ngày liên quan đến các căng thẳng trong công việc, áp lực cuộc sống hằng ngày mà khó kiểm soát, hãy đến gặp các bác sĩ tâm lí để các bác sĩ cho bạn lời khuyên tốt nhất. Có những liệu pháp tâm lí được đưa ra để giúp bạn kiểm soát được cảm xúc, hành vi, suy nghĩ của mình tốt hơn… Qua đó giúp cho tình trạng mất ngủ được cải thiện.
Be the first to write a comment.