5/5 - (1 bình chọn)

Viêm da cơ địa là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trẻ nhỏ. Đặc biệt, bệnh không chỉ gây nên nhiều tác hại đối với sức khỏe mà còn thường xuyên tái phát, khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy thực tế, bạn đã biết viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm gì hay chưa?

Viêm da cơ địa còn có tên gọi khác là bệnh chàm thể tạng hay eczema. Dù không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, tuy nhiêm viêm da cơ địa thường tiềm ẩn nhiều biến chứng đáng tiếc ngoài ý muốn. Do đó, bảo vệ bản thân trước chứng bệnh này là điều vô cùng cần thiết.

1. Đâu là nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa?

Chứng bệnh này có mối liên hệ chặt chẽ với những người có cơ địa dị ứng hoặc có tiền sử gia đình có người mắc bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng…. Do đó, những nguyên nhân khởi phát bệnh thường thấy gồm có: quá trình chuyển hóa của người bệnh, tác động từ môi trường bên ngoài như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, mỹ phẩm …

Đặc biệt, nhiều cuộc khảo sát trước đây đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền cũng có mối liên hệ với bệnh. Cụ thể, nếu người mẹ mắc viêm da cơ địa, tỉ lệ con mắc bệnh khi sinh ra ở mức 60%. Nếu cả bố và mẹ mắc bệnh, tỉ lệ con mắc sẽ lên đến 80%.

Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, thuộc bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên có đến trên 30% số người mắc bệnh là trẻ em có sức đề kháng kém. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan cũng dễ bị viêm da cơ địa do khi gan bị tổn thương, nó sẽ không thực hiện được chức năng thải độc vốn có.

vicare.vn-viem-da-co-dia-tai-di-tai-lai-phai-lam-gi-body-1

2. Bệnh viêm da cơ địa có những dấu hiệu gì?

Trước khi tìm hiểu viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm gì? Chúng ta hãy cùng điểm qua một số dấu hiệu cơ bản của căn bệnh này. Tùy từng giai đoạn mà bệnh cũng xuất hiện những dấu hiệu nhất định như sau:

Với giai đoạn cấp tính, trên da người bệnh có thể xuất hiện những vùng da đỏ không rõ ranh giới. Ngoài ra là xuất hiện mụn nước không có vảy, da bị phù nề. Với trẻ nhỏ, những dấu hiệu đầu tiên thường xuất hiện ở vùng trán, hai bên má rồi dần lan khắp khuôn mặt. Đồng thời, người bệnh còn xuất hiện phát ban, mẩn đỏ, mụn nước, chảy dịch… cảm giác ngứa xuất hiện không ngừng.

Với giai đoạn bán cấp, dấu hiệu bệnh có vẻ nhẹ hơn khi trên da không còn phù nề, tiết dịch.

Với giai đoạn mạn tính, da xuất hiện các vết thâm, liken hóa. Trên da còn xuất hiện nhiều vết nứt khiến đau đớn, ngứa ngáy. Các nếp gấp lớn cũng xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, phần cổ, gáy…

Ngoài ra, người bệnh còn bị viêm họng, ngứa họng, hen suyễn…

3. Viêm da cơ địa tiềm ẩn những biến chứng gì?

Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, kịp thời, triệt để sẽ khiến bệnh dễ tái đi tái lại, để lại những tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ về sau. Điều này bởi lẽ cảm giác ngứa ở người mắc bệnh bùng phát dữ dội, càng gãi càng ngứa khiến da ngày một bị dày lên. Về lâu dài, bệnh phát triển nặng nề dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét, chảy dịch, đóng vảy tiết. Trong một số trường hợp, việc viêm nhiễm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt sẽ vô cùng nguy hiểm.

Với trẻ nhỏ, cảm giác khó chịu khiến trẻ khó ngủ, hay quấy khóc. Còn với người lớn, bệnh là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

vicare.vn-viem-da-co-dia-tai-di-tai-lai-phai-lam-gi-body-2
Trẻ em dễ mắc viêm da cơ địa

4. Viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm gì?

Với những người mới phát hiện bệnh, việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ giúp trị bệnh triệt để, kịp thời, tránh để bệnh gây ra biến chứng. Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường xuyên tái phát định kỳ, thường xuyên, bạn cần chú ý áp dụng một số biện pháp sau:

  • Bạn cần xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thể sử dụng các thuốc giảm mẩn ngứa, giúp tránh làm tổn thương da do gãi nhiều.
  • Thời tiết là một trong những nhân tố gây khởi phát viêm da cơ địa. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng găng tay, ủng, mũ khi ra đường trong những ngày mùa đông, giao mùa.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích bệnh xuất hiện như hải sản, thịt đỏ, nhộng tằm, thực phẩm lên men…
  • Thường xuyên tắm bằng nước ấm. Chú ý tập luyện để có sức khỏe tốt.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với các nhân tố dễ gây dị ứng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, các loại xà phòng chứa hòa chất, lông chó mèo…

Trên đây là những thông tin về việc viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm gì? Khi có tiền sử mắc bệnh, viêm da cơ địa rất dễ tái phát, nhất là khi người bệnh tiếp xúc với những nhân tố gây dị ứng hoặc thời tiết giao mùa. Về cơ bản, khi có dấu hiệu của bệnh, các bạn cần thăm khám ngay lập tức để được điều trị hiệu quả. Tránh sử dụng thuốc tùy tiện sẽ gây ra những phản ứng xấu đối với sức khỏe.

Xem thêm