5/5 - (1 bình chọn)

Thống kê của WHO chỉ ra rằng, hàng năm viêm gan C cướp đi sinh mạng của 300 ngàn người trên thế giới. Vậy viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? Cách ngăn ngừa bệnh lây lan như thế nào? Cùng ICondom giải đáp trong bài tổng hợp dưới đây ngay nhé!

Thông tin sơ lược về viêm gan C?

Viêm gan C là bệnh lý liên quan đến tình trạng gan bị viêm bởi virus viêm gan HCV gây ra. Khá tương đồng với viêm gan B, viêm gan C là bệnh lý diễn ra khá lặng lẽ và không xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào trong thời gian dài. Tuy nhiên, khi bệnh đã ở giai đoạn nặng như gan bị xơ hóa, lúc này các triệu chứng của viêm gan C sẽ rõ ràng và dễ nhận biết hơn như: ăn không tiêu, chán ăn, sốt, vàng da… Bệnh cũng có thể biến chứng cấp tính và đôi khi gây ra thể viêm gan mãn cấp.

Giai đoạn viêm gan C cấp tính: là gan rơi vào tình trạng bị nhiễm trùng ngắn hạn, thường trong vòng 6 tháng sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Ở cấp độ này có khoảng 15 – 25% bệnh nhân có thể tự khỏi hẳn mà không cần phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Mặc dù vậy phần lớn các trường hợp còn lại đều dẫn đến biến chứng thành giai đoạn nguy hiểm hơn. Ở giai đoạn viêm gan cấp tính, một số người bệnh có thể có những biểu hiện sau: sốt, buồn nôn, chán ăn, vàng da, đau khớp,…

Giai đoạn viêm gan C mãn tính: là tình trạng gan nhiễm trùng kéo dài từ 6 tháng trở lên. Ở cấp độ này, nếu bệnh nhân không được điều trị, viêm gan C có thể tồn tại suốt đời trong cơ thể và gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như chức năng gan giảm sút, xơ gan, ung thư gan và thậm chí tử vong. Các triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này là người uể oải, sụt cân, dễ bị chảy máu, bầm tím, ngứa da, sưng phù chân, cổ trướng, chảy máu tiêu hóa, lú lẫn, nói lắp và hôn mê.

Mức độ nguy hiểm của viêm gan C như thế nào?

Viêm gan C đều là căn bệnh nguy hiểm vì có thể gây ra biến chứng nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Trong khi đó, bệnh lại bộc phát và diễn biến khá lặng lẽ, các triệu chứng thường chỉ biểu hiện rõ khi tình trạng bệnh đã nặng. Viêm gan C nếu không được sớm phát hiện và có biện pháp ngăn ngừa sẽ làm giảm vai trò khử độc của gan, từ đó các độc chất và các virut, kí sinh trùng hay vi khuẩn xâm nhập vào gan ngày càng tích tụ nhiều hơn. Đây là nguồn gốc sản sinh các chất làm tổn thương tế bào gan. Vì vậy gan sẽ bị hủy hoại theo thời gian tiến triển của bệnh và dẫn đến một loạt các biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, viêm gan C có nhiều khả năng trở thành bệnh mãn tính hơn viêm gan B. Trong đó có khoảng 55% – 85% tỷ lệ các trường hợp xảy ra các biến chứng nặng nề hơn ở các bệnh nhân viêm gan C. Thời gian ủ bệnh thông thường phổ biến từ nửa tháng đến sáu tháng, và khoảng 80% số người không có bất kỳ triệu chứng nào trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Một dấu hiệu khả quan là có tới 90% trường hợp bệnh nhân viêm gan C mãn tính có thể điều trị khỏi bằng thuốc kháng vi-rút. Mặc dù đến thời điểm này vẫn chưa điều chế vắc-xin đặc trị nhưng các nghiên cứu về chủng ngừa này vẫn không ngừng được đầu tư. Đáng quan ngại hơn là có tới 5 – 20% bệnh nhân viêm gan sẽ biến chứng thành xơ gan và 1-5% trong số đó chết vì xơ gan hoặc ung thư gan.

Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không?

Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh luôn băn khoăn rằng viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? Theo các chuyên gia nghiên cứu, câu trả lời cho thắc mắc này là không, bởi trong nước bọt chỉ chứa lượng virus viêm gan C ít nên không đủ để có thể lây nhiễm sang cho người bệnh lành tính khác. Chính vì thế người bệnh có thể ăn uống chung với người bệnh viêm gan C mà không cần lo lắng lây nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý rằng trong nước bọt hay nước mắt cũng có virus viêm gan C tồn tại, nhưng với mật độ không đáng kể, tỷ lệ này dao động từ 1-2% virus có khả năng tồn tại, do đó rất ít có khả năng truyền nhiễm. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nên người bệnh cần chú ý khi cơ thể có các triệu chứng bất thường về vùng khoang miệng như viêm lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, lở loét,… thì việc lây nhiễm viêm gan C vẫn còn khả năng xảy ra. 

Như vậy, viêm gan C không lây lan qua đường nước bọt. Bệnh này sẽ truyền nhiễm qua các hình thức khác như:

 Đường máu

Virus viêm gan C lây lan nhanh chóng qua đường máu, đây chính là con đường lây nhiễm chủ yếu của loại virus này. Vì thế, bệnh nhân có thể bị virus xâm nhập vào cơ thể thông qua việc cho máu và truyền máu không đúng quy cách bằng các dụng cụ y tế không được thanh trùng hoặc thanh trùng không cẩn thận

Đường tình dục

Tỷ lệ virus viêm gan C lây qua con đường này không cao nhưng không phải là không có.

Từ mẹ sang con 

Có khoảng 0.2% đến 0.3% các bệnh nhân mang thai lây nhiễm viêm gan C  sang con. Mặc dù vậy bệnh nhân vẫn phải lưu ý rằng tỷ lệ này sẽ gia tăng nếu chỉ số máu của người mẹ có hàm lượng virus viêm gan C cao, dao động từ 2 đến 3 triệu virus/ml máu. Tuy nhiên, virus này không lây qua sữa mẹ, do đó bệnh nhân viêm gan C vẫn có thể cho con bú như bình thường nếu núm vú của mẹ không bị chảy máu hay miệng của bé không bị lở loét. Nếu không tuyệt đối không được cho bé bú trực tiếp.

Cách ngăn ngừa lây truyền bệnh viêm gan C

Để hạn chế nguy cơ truyền nhiễm cho người khác, bệnh nhân viêm gan C có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc kháng virus trực tiếp để điều trị viêm gan C.
  • Tránh để máu dính vào người khác bằng cách dùng băng y tế che lại các vết cắt hoặc vết xước hở.
  • Bệnh nhân viêm gan C tuyệt đối không tham gia hiến máu cũng như nội tạng.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân, chẳng hạn như dao cạo râu, ống tiêm, bàn chải đánh răng hoặc đồ cắt móng tay với người khác.
  • Thông báo cho người thân, bạn bè, vợ chồng biết về tình trạng bệnh của mình để luôn có biện pháp phòng ngừa trong sinh hoạt hay quan hệ tình dục.

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc viêm gan C có lây qua đường nước bọt không là KHÔNG. Vì vậy mọi người không cần quá lo lắng đến vấn đề ăn uống chung với bệnh nhân. Hy vọng bài viết này của ICondom sẽ giúp các bạn trang bị thêm được hiểu biết về viêm gan C để có hướng điều trị và biện pháp hạn chế lây nhiễm căn bệnh này nhé! Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm