5/5 - (1 bình chọn)

Viêm loét dạ dày có lây không, nếu có thì lây qua đường nào, làm sao để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Để giải đáp các thắc mắc này, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin dưới đây

Viêm loét dạ dày có lây không? 

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hoá, hình thành khi niêm mạc dạ dày bị xuất hiện các vết loét. Người mắc phải căn bệnh này thường xuất hiện các triệu chứng khó chịu khi thức ăn tiếp xúc với dịch dạ dày.

Nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày phải kể tới vi khuẩn HP. Đây là vi khuẩn sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng sở hữu men urease giúp chuyển hóa ure dạ dày thành khí amoniac và cacbonic làm trung hoà môi trường dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể gây bệnh theo 2 cách như sau:

  • Cách 1: Vi khuẩn HP sản sinh ra một loại men khiến lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị loại bỏ. Điều này tạo điều kiện cho axit dạ dày tấn công và gây tổn thương lớp niêm mạc. 
  • Cách 2: Vi khuẩn HP sản sinh ra độc tố làm tế bào dạ dày bị thoái hoá, hoại tử. Lúc này, dịch vị acid dạ dày sẽ thẩm thấu mạnh mẽ vào thành dạ dày và gây viêm loét. 

Giải đáp vấn đề viêm loét dạ dày có lây không, các chuyên gia y tế nhận định đây là bệnh có thể lây nhiễm. Lý do là bởi vi khuẩn HP, nguyên nhân chính gây ra bệnh có thể lây truyền chéo qua các con đường như phân – miệng, miệng – miệng. Cụ thể, một số trường hợp có thể khiến vi khuẩn HP bị lây nhiễm phải kể tới:

  • Ăn đồ ăn, thức uống có chứa vi khuẩn HP với người bệnh.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm loét dạ dày.
  • Tiếp xúc nước bọt của người bị viêm loét dạ dày do HP.
  • Vi khuẩn HP có thể đào thải qua phân, lây lan qua cộng đồng qua những đồ ăn, rau củ được bón bằng phân hữu cơ.
  • Vi khuẩn HP có thể lây truyền qua một số con đường như dụng cụ khám tai mũi họng, dụng cụ nội soi dạ dày… không được tiệt trùng đảm bảo. 

Viêm loét dạ dày điều trị thế nào?

Viêm loét dạ dày có thể phát triển sang giai đoạn mãn tính hoặc thậm chí là ung thư dạ dày nếu người bệnh không điều trị kịp thời, đúng cách. Cụ thể, người bệnh cần áp dụng kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc 

Vi khuẩn HP, nguyên nhân gây bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, muốn hết viêm loét dạ dày, người bệnh cần loại bỏ vi khuẩn này đầu tiên. Để làm được điều này, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn liệu trình phù hợp nhất, không được tự ý sử dụng kháng sinh hay các loại thuốc khác trước khi có chẩn đoán chính xác từ bác sĩ.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gồm có sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI). Đây là hai loại thuốc giúp ngăn ngừa tiết acid dạ dày đồng thời ngăn chặn các vết loét ở dạ dày lan rộng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được áp dụng một số phương pháp điều trị khác như:

  • Nội soi dạ dày nhằm thoi dõi tình trạng bệnh. 
  • Dùng men vi sinh giúp tiêu diệt HP dạ dày. 
  • Ngưng dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để bảo vệ dạ dày. 
  • Sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2 nhằm ngăn tình trạng tiết acid dạ dày. 

Các loại thuốc này đều là thuốc kê đơn, giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, ngay cả khi không còn triệu chứng, người bệnh vẫn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bởi vi khuẩn HP vẫn có thể chưa được tiêu diệt hoàn toàn. Khi dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý có thể gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy. 

Không phải ai cũng sẽ gặp tác dụng phụ, tuy nhiên những tác dụng phụ này sẽ gây khó chịu, vì thế bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được đổi loại thuốc phù hợp với cơ địa. Việc điều trị HP cần thời gian và đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình. Sau mỗi đợt điều trị, bệnh nhân cần được đánh giá diệt HP xem quá trình điều trị đã thành công hay chưa. 

Chế độ ăn uống 

Đi kèm với liệu trình của bác sĩ, người bị viêm loét dạ dày cũng cần duy trì chế độ ăn uống phù hợp để nhanh khỏi bệnh. 

  • Nên chọn các món ăn mềm, dễ dàng tiêu.
  • Không để bụng quá no hay quá đói.  
  • Bữa cuối trong ngày nên ăn trước khi ngủ vài tiếng. 
  • Hạn chế các món ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nóng. 
  • Hạn chế tối đa rượu bia, thuốc lá, nước ngọt, nước có gas, thuốc kháng sinh.

Chế độ sinh hoạt 

Chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng với kết quả điều trị viêm loét dạ dày. Người bệnh cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, không quá căng thẳng, mệt mỏi. 
  • Nên loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng, stress. 
  • Không thức khuya, duy trì chế độ ngủ nghỉ hợp lý.

Phòng ngừa lây nhiễm viêm loét dạ dày do HP

Viêm loét dạ dày có lây không, câu trả lời là có và con đường lây nhiễm chính là do vi khuẩn HP, qua các thói quen ăn uống, sinh hoạt. Vì thế, để ngăn ngừa bệnh lây từ người này sang người khác, bạn cần đảm bảo một số biện pháp phòng bệnh như sau: 

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. 
  • Không mớm cơm cho bé nếu bạn đang bị dạ dày. 
  • Giữ vệ sinh chung, xử lý chất thải vệ sinh đúng cách, an toàn.
  • Hạn chế ăn rau sống không rõ nguồn gốc và các món ăn sống, tái. 
  • Nên vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn. 

Như vậy bài viết đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “viêm loét dạ dày có lây không”. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể lây nhiễm từ người này sang người khác do đó, bạn không được chủ quan với bệnh. Ngay khi phát hiện bệnh cần đảm bảo các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. 

Xem thêm