Với nhiều người việc viêm phụ khoa thường xuyên lặp lại gây ra nhiều phiền toái. Do đó, khi “viêm phụ khoa nên đặt thuốc gì”? luôn là dấu chấm hỏi lớn với phái nữ. Hôm nay ICondom sẽ cung cấp cho bạn đọc bài viết “viêm phụ khoa nên đặt thuốc gì và những lưu ý khi đặt thuốc”. Mời bạn theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Làm sao biết bạn đang bị viêm phụ khoa?
Viêm phụ khoa vẫn thường được gọi là viêm âm đạo, 2 bệnh lý này chính là 1. Âm đạo là phần nối giữa tử cung và phần âm hộ bên ngoài, đây là nơi tiếp xúc với dương vật trong quá trình giao hợp, là con đường vận chuyển máu kinh thoát ra và là nơi em bé được sinh ra. Chính vì vậy mà khu vực âm đạo luôn dễ dàng bị viêm nhiễm khi có nhiều sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Viêm âm đạo là tình trạng viêm nhiễm tại khu vực này do vi khuẩn, nấm,… gây ngứa và đau rát, kèm theo đó là việc tiết nhiều dịch nhầy có màu và mùi lạ. Nếu bạn đang có dấu hiệu nghi ngờ thì những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ mình có đang bị viêm âm đạo hay không:
- Đau khi giao hợp: Có nhiều lý do khiến việc giao hợp trở nên không suôn sẻ, tuy nhiên viêm âm đạo cũng là một nguyên nhân. Khi bị viêm nhiễm, khu vực này sẽ có nhiều tổn thương như sưng, nóng, viêm loét,… do đó, việc cọ sát vào thành âm đạo sẽ gây đau đớn cho phái nữ. Điều này kéo dài có thể sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
- Ngứa âm đạo, cảm giác châm chích: Đây cũng là một biểu hiện của người bị viêm âm đạo, việc viêm nhiễm luôn kèm theo ngứa và châm chích tại vết thương, cường độ sẽ tăng lên nếu người bệnh không điều trị sớm, gây ra vô vàn phiền toái trong sinh hoạt và vận động.
- Tiết dịch có màu và mùi lạ: Khi xuất hiện viêm, khu vực âm đạo sẽ tìm cách tiết nhiều dịch giúp làm sạch và dưỡng ẩm, tuy nhiên do sự có mặt của các loại vi khuẩn và nấm, khiến lượng dịch âm đạo có mùi hôi tanh và màu bất thường như: Màu xanh lá do Trichomonas, màu xám trắng do Gardnerella vaginalis, màu trắng đóng thành mảng như váng sữa chua do nấm,… Đa số các biểu hiện thường gặp là vậy, tuy nhiên việc thăm khám luôn cần thiết để các bác sĩ chỉ định xét nghiệm và có kết quả chính xác hơn.
- Tiểu buốt, tiểu rắt: Việc viêm nhiễm âm đạo cũng ảnh hưởng đến tiểu tiện. Nguyên do là vị trí của âm hộ và niệu đạo ở cạnh nhau, nên việc viêm nhiễm cũng lây lan sang khu vực bên cạnh, từ đó gây ra hiện tượng tiểu rát và buốt cho người bệnh.
Nguyên nhân nào gây viêm phụ khoa?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phụ khoa, nhưng chủ yếu là do:
- Do vi khuẩn: Việc mất cân bằng vi khuẩn bên trong âm đạo và sự gia tăng đột ngột của các vi khuẩn kỵ khí sẽ làm tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Một số vi khuẩn hay gặp như: Trichomonas, Gardnerella vaginalis, Neisseria Gonorrhea,…
- Do nấm men: Khi sức đề kháng suy giảm thì sự phát triển nấm Candida albicans trong âm đạo cũng thuận lợi hơn, từ đó gây ra viêm nhiễm. Một số trường hợp nhiễm nấm cũng do sử dụng kháng sinh kéo dài hoặc mắc các bệnh liên quan khác.
- Do vệ sinh sai cách hoặc do bạn tình: Vấn đề rất hay gặp nhưng thường bị bỏ sót là việc vệ sinh âm đạo không đúng cách, sử dụng nhiều chất tẩy rửa, chất làm thơm vùng kín kém chất lượng, thụt rửa quá sâu, không vệ sinh sau giao hợp, sử dụng chung đồ dùng cá nhân… đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Mặc khác, việc thay đổi bạn tình liên tục hoặc giao hợp không an toàn cũng là nguyên nhân lớn, bạn có thể bị lây các bệnh về tình dục và điều này trực tiếp gây viêm âm đạo.
Viêm phụ khoa nên đặt thuốc gì?
Viêm phụ khoa luôn cần được điều trị sớm nhằm tránh xảy ra các biến chứng không mong muốn như: Viêm lộ tuyến, ung thư buồng trứng, vô sinh, tắc ống dẫn trứng,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị luôn cần được chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Dưới đây là các thuốc đặt âm đạo thường được dùng:
Thuốc Neo Tergynan
Neo Tergynan là một loại thuốc đặt âm đạo phổ biến thường được dùng trong trường hợp bị nấm âm đạo và vi khuẩn, phòng ngừa viêm nhiễm vùng kín. Giúp người bệnh nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng ngứa, rát.
- Thành phần: Metronidazole 500mg, Neomycin sulfate 65000IU, Nystatin 100000IU và tá dược.
- Cách dùng: Đặt âm đạo ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 viên hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Giá tiền: 15.000đ/viên.
- Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, đắng miệng,…
Thuốc Canesten 100mg
Đây là loại thuốc đặt âm đạo được nhiều bác sĩ tin dùng, kê đơn cho hầu hết các trường hợp viêm âm đạo do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: Nấm candida, các hại khuẩn, bội nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm với Clotrimazole,…
- Thành phần: Clotrimazole 100mg và tá dược.
- Cách dùng: Đặt âm đạo ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Giá tiền: 16.000đ/viên.
- Tác dụng phụ: Dị ứng, mày đay, ngứa, phát ban, bong da,…
Thuốc Polygynax
Thuốc điều trị tốt trong các trường hợp nhiễm trùng âm đạo, viêm nhiễm cho nấm, vi khuẩn hoặc cả 2. Ngoài ra, thuốc cũng dùng được cho người đang mang thai, cho con bú khi bị viêm nhiễm phụ khoa.
- Thành phần: Neomycin 35000IU, Nystatin 35000IU, Polymyxin B 1000000IU và tá dược.
- Cách dùng: Đặt âm đạo ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Giá tiền: 12.000đ/viên.
- Tác dụng phụ: Nổi mề đay, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, nóng âm đạo,…
Thuốc Mycogynax
Mycogynax điều trị trong các trường hợp nhiễm nấm men Candida Albicans, các loại vi khuẩn như: Trichomonas, Gardnerella Vaginalis,… hoặc nhiễm đồng thời cả nấm và vi khuẩn. Trong các trường hợp có dùng thủ thuật ở phụ khoa thì thuốc sẽ được dùng sau 5 ngày thực hiện thủ thuật.
- Thành phần: Metronidazole 200 mg, Chloramphenicol 80 mg, Dexamethasone acetate 0,5 mg, Nystatin 100.000 IU và tá dược.
- Cách dùng: Đặt âm đạo ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên hoặc theo chỉ định từ bác sĩ.
- Giá tiền:
- Tác dụng phụ: Hiếm gặp ngứa và châm chích tại vị trí đặt thuốc, dị ứng nhẹ,…
Những lưu ý khi đặt thuốc
Việc đặt thuốc đúng cách luôn mang nhiều hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh, do đó áp dụng các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn rất nhiều trong lần đầu sử dụng thuốc đấy:
- Thời gian đặt: Nếu chỉ đặt thuốc 1 lần trong ngày thì bạn nên ưu tiên đặt buổi tối trước khi đi ngủ, điều này có ích vì sau khi đặt bạn sẽ nằm yên không đi lại, giúp thuốc không bị tụt ra ngoài, hiệu quả điều trị cũng vì thế mà tốt hơn.
- Vệ sinh trước khi đặt: Trước khi đặt thuốc bạn nên vệ sinh sạch vùng kín và tay, việc này giúp vùng kín sạch sẽ, viên thuốc cũng không bị bám bẩn, tránh việc nhiễm khuẩn âm đạo nặng thêm.
- Cách đặt thuốc: Nên đọc hướng dẫn sử dụng trên hộp trước khi dùng, vì mỗi loại có cách sử dụng khác nhau. Khi đặt thuốc nên nằm ngửa hoặc ngồi xổm, cần nhẹ nhàng đưa thuốc vào sâu bên trong, tránh mạnh tay gây xây xước thêm.
- Tránh quan hệ tình dục: Tránh giao hợp trong khoảng thời gian điều trị sẽ giúp âm đạo không bị xây xát thêm và lây lan vùng nhiễm khuẩn. Do đó, kiêng quan hệ sẽ giúp phái nữ nhanh khỏi bệnh và không lây sang cho bạn tình, rút ngắn thời gian điều trị.
- Sử dụng đủ liều: Việc sử dụng thuốc đủ liều và tái khám định kỳ sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Không tự ý tăng liều và lạm dụng thuốc vì dễ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, việc điều trị có thể sẽ kéo dài do lờn thuốc.
Trên đây là các lưu ý cho người bị viêm phụ khoa và trả lời câu hỏi “viêm phụ khoa nên đặt thuốc gì?” Nếu có các biểu hiện về bệnh, bạn nên nhanh chân đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, đừng ngần ngại nhé! ICondom chúc bạn luôn vui khỏe.
Xem thêm
Be the first to write a comment.