Hàng năm, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung (HPV) ngày càng gia tăng, nhưng không phải ai cũng biết sự nguy hiểm của HPV để có cách phòng ngừa một cách tốt nhất. Bài viết hôm nay, ICondom sẽ cung cấp cho phụ nữ trước khi mang thai tất tần tật thông tin liên quan đến tiêm phòng HPV để đảm bảo sức khỏe sinh sản cũng như thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Khi nào cần tiêm phòng HPV?
HPV hầu như chỉ xuất hiện ở những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, vì vậy việc tiêm phòng HPV với mục đích phòng ngừa lây nhiễm, đặc biệt là căn bệnh ung thư cổ tử cung.
HPV là một trong hai loại vắc xin có thể được dùng để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Vắc xin này có thể dùng cho cả nam giới lẫn nữ giới. Nếu được tiêm phòng trước khi tiếp xúc với virus có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở hầu hết phụ nữ. Ngoài ra, tiêm phòng HPV còn có thể ngăn ngừa ung thư âm đạo và âm hộ ở phụ nữ, mụn cơm sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nam và nữ giới.
Trước khi tiêm phòng HPV có cần xét nghiệm không?
Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường- Bác sĩ tại Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội chia sẻ: Trước khi tiêm phòng HPV không nhất thiết phải làm xét nghiệm. Tiêm phòng HPV gồm có 3 mũi với lịch như sau: Mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 1 khoảng 2 tháng. Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ nhất là 24 tuần và 16 tuần sau mũi thứ 2. Như vậy, bạn có thể tiêm phòng sớm hơn nhưng phải đảm bảo không ngắn hơn so với thời gian tối thiểu quy định.
Độ tuổi tiêm phòng HPV hiệu quả nhất
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Độ tuổi miễn dịch cao nhất để tiêm vắc-xin phòng bệnh là với các bé gái từ 10 – 12 tuổi, và chưa có sự tiếp xúc với virus HPV. Với những phụ nữ tuổi từ 20 đến 25 chưa kết hôn thì vẫn có thể tiêm ngừa HPV, nhưng hiệu quả sẽ giảm đi 1,5 lần.
Bao lâu sau khi tiêm phòng HPV thì có thể mang thai?
Sau mũi tiêm cuối cùng, 3 tháng là thời điểm chị em mang thai là tốt nhất, tối thiểu cũng phải được 1 tháng. Tuy nhiên, nếu không may bạn có bầu khi mới tiêm phòng HPV, thì cần theo dõi kỹ sự phát triển của thai nhi, đồng thời tuân thủ những chỉ dẫn khám bệnh của bác sĩ. Bởi vắc xin HPV có thể có ảnh hưởng nhiều, ít tới thai nhi và điều này có thể được xác định qua siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng HPV
Tất tần tật thông tin liên quan đến tiêm phòng HPV, trong đó bạn cần phải ghi nhớ những trường hợp không nên tiêm HPV:
– Bản thân đang mắc các bệnh cấp tính nặng.
– Đang mang thai hoặc có dự định sẽ có thai trong vòng 6 tháng sắp tới.
– Phụ nữ hay dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc chủng.
– Hoặc bạn đã tiêm phòng HPV 1 lần, nhưng lỡ mang thai thì không nên tiêm mũi thứ 2.
Lưu ý khi tiêm phòng HPV
Cũng giống như các loại thuốc khác, tiêm phòng HPV cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như phản ứng dị ứng, tổn thương trong cơ thể bao gồm:
– Các phản ứng ở cánh tay như: Vết tiêm sẽ đau, da bị sưng tấy…
– Bạn đang bị sốt nhẹ, nhức đầu…
– Ngất xỉu: Ngất xỉu trong thời gian ngắn và các triệu chứng co giật có thể xảy ra sau bất kỳ thủ thuật y tế nào, bao gồm cả tiêm phòng HPV. Nên muốn đảm bảo an toàn, bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ khoảng 15 phút sau khi tiêm HPV có thể giúp ngăn ngừa ngất xỉu và các thương tích do ngã.
– Ngoài việc tiêm phòng HPV, bạn cũng nên kết hợp với khám phụ khoa định kỳ và quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ mình tốt hơn.
Bài viết, dã cung cấp tất tần tật thông tin liên quan đến tiêm phòng HPV, hy vọng những ai đã và sắp làm mẹ có thể hiểu được lợi ích của việc tiêm phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy cùng nhau đẩy lùi căn bệnh quái ác này để những người mẹ và trẻ em luôn được phát triển khỏe mạnh nhất.
Be the first to write a comment.