5/5 - (1 bình chọn)

Sinh được một đứa con khỏe mạnh là mong muốn cũng như là sứ mệnh thiêng liêng của các ông bố, bà mẹ nhưng mang thai là quá trình rất gian nan vất vả. Để hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình mang thai, việc kiểm tra, xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai là công việc quan trọng nhằm xác định những bất ổn có thể xảy ra ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Sàng lọc trước khi mang thai và những điều bạn cần biết

Theo một thống kê tại Việt Nam, hiện nay số các bệnh di truyền và bất thường lên đến 700 bệnh và khoảng hơn 5.000 gen bệnh. Nhiều cặp vợ chồng kết hôn nhưng không biết bản thân đang mang trong mình mầm bệnh di truyền. Việc điều trị, kiểm tra và xét nghiệm, sàng lọc trước khi mang thai sẽ giúp các đôi vợ chồng phát hiện, điều trị kịp thời và loại bỏ các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như đảm bảo sức khỏe cho các “bà mẹ tương lai” trong suốt quá trình mang thai.

Sàng lọc mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc chuẩn bị mang thai của các bà mẹ bởi chúng có thể giúp các bà mẹ:

–   Xác định nguy cơ sinh con dị tật như mù lòa, điếc, tim mạch, chậm phát triển

–   Xác định nguy cơ sinh non, sảy thai;

–   Xác định khả năng con bị nhiễm bệnh di truyền nguy hiểm từ bố hoặc mẹ

–   Đánh giá, dự đoán sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm trước khi mang thai?

Các cặp vợ chồng cần làm xét nghiệm trước khi có ý định mang thai. Nếu phát hiện cả hai vợ chồng đều mang gen của cùng một loại bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp an toàn nhất để sinh con.

Những xét nghiệm trước khi mang thai sẽ đánh giá kết quả của các chị em, xem các nội tiết tố có liên quan đến chức năng sinh sản của của chị em có tốt hay không. Vì nếu bà mẹ đó mắc các bệnh như viêm âm đạo, ung thư buồng trứng… thì việc mang thai cần phải được cân nhắc lại.

Tìm hiểu các xét nghiệm cần thiết trước khi mang thai và lợi ích của từng loại

–   Xét nghiệm giang mai – TPHA: chẩn đoán, xác định nhiễm bệnh giang mai. Bệnh giang mai gây ra khả năng sảy thai, sinh con, và thai chết lưu

–   Xét nghiệm Glucoso trong máu để chẩn đoán khả năng đái tháo đường thai phụ, dẫn đến nguy cơ sinh non

–   Xét nghiệm Ure (Máu) và Creatinin (Máu): Xác định các bệnh lý về suy thận sẽ dẫn đến tăng huyết áp, có nguy cơ gây ra tình trạng đẻ non hoặc sảy thai.

–   Xét nghiệm các nguy cơ mắc bệnh ở gan: như viêm gan siêu vi B, C, có khả năng cao lây truyền từ mẹ sang con thông qua đường máu và bào thai, bao gồm các xét nghiệm như AST (GOT), ALT (GPT), GGT (g-GT), Anti – HBs (ELISA), Anti-HCV (ELISA), HbsAg (ELISA), v.v.

–   Xét nghiệm HIV test nhanh để chẩn đoán HIV.

–   Đánh giá lượng sắt ở cơ thể người mẹ, từ đó xác định tình trạng thiếu máu ở thai hụ, ngoài ra cũng xác định nhóm máu để truyền máu khi sinh cũng như đề phòng trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con và định nhóm máu ABP, Rh(D) đề phòng rủi ro khi mang thai và khi sinh.

Nên làm các xét nghiệm trước khi mang thai ở đâu?

1. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (Bệnh viện C)

Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian: Thứ Hai – Thứ Sáu: 6:30 – 16:30

2. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: Đường La Thành, Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

Thời gian: Thứ Hai – Chủ Nhật: 08:00 – 16:30

3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội

Thời gian: 

Thứ Hai – Thứ Sáu: 13:30 – 16:30, 06:30 – 12:00

Thứ Bảy: 06:30 – 12:00

Chủ Nhật: 07:30 – 12:00