Hiện nay, bệnh gout đang tăng nhanh và trẻ hóa do dinh dưỡng và lối sống thiếu khoa học. Ai cũng có thể mắc bệnh gout, đặc biệt là nam giới. Ngoài các biện pháp điều trị thì người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
Vậy người bị bệnh gout có được ăn trứng không? Nên kiêng gì để bảo vệ sức khỏe khi đã bị bệnh?
Bệnh gout xảy ra khi nào?
Gout là một trong những loại viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin, làm tăng acid uric trong máu dẫn đến các tinh thể muối urat lắng đọng. Bệnh gout gây cho người bệnh khi mắc phải cảm giác đau buốt, khó chịu khiến các hoạt động trở nên khó khăn ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.
Tuổi nào dễ mắc bệnh gout?
Sở dĩ nữ giới ít bị mắc gout hơn nam giới là do nữ giới có estrogen. Estrogen là hormone chính giúp thận đào thải và bài tiết acid uric trong máu ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, estrogen có thể kìm hãm việc tích tụ axit uric gây ra bệnh gout.
Tuy nhiên, ở tuổi tiền mãn kinh, khi estrogen suy giảm mạnh, khả năng “chống đỡ” với bệnh gout của nữ giới cũng giảm theo. Chính vì thế ở độ tuổi trên 50, tỉ lệ mắc bệnh gout của nam và nữ gần như tương đương và ở tuổi trên 80 thì tỉ lệ nữ mắc gout thường cao hơn nam giới.
Ngoài ra, nữ giới thường kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt hơn nam giới. Do đó, họ có ít nguy cơ bị gout hơn so với phái mạnh.
Điều đáng chú ý là: Tuy có ít nguy cơ mắc bệnh gout nhưng một khi đã bị gout, nữ giới thường gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn nam giới.
Lý do là bởi ở nữ, bệnh diễn biến âm thầm và chậm hơn, khi đã bùng phát thành bệnh với các triệu chứng như đau buốt các khớp, thì bệnh thường đã ở giai đoạn nặng, dễ gây viêm cầu thận, viêm mạch máu,…
Nam giới bị bệnh gout có được ăn trứng ?
Bệnh nhân bị gout thường được khuyến cáo không dùng các thực phẩm giàu purin và protein vì chúng có thể kích thích tích tụ axit uric, làm cho tình trạng bệnh gout nặng hơn. Tuy nhiên, nam giới bị bệnh gout hoàn toàn có thể ăn trứng được.
Trong trứng có nhiều protein nhưng lại có rất ít purin – nguyên nhân gây ra bệnh gout. Trứng còn chứa nhiều vitamin B, axit béo omega-3 phong phú tốt cho việc ăn uống và phục hồi các tổn thương.
Vì thế, với người bị bệnh gout, trứng thậm chí còn được khuyến cáo ăn cả quả (lòng trắng lẫn lòng đỏ). Và tần suất khuyến cáo là 1 quả trứng/ngày, tuy nhiên khuyến cáo này không được áp dụng với tất cả bệnh nhân gout. Tùy thuộc thể trạng và tình hình sức khỏe, bệnh nhân có thể ăn trứng với các tần suất khác nhau. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng trước khi áp dụng thực đơn kèm trứng dành cho nam giới bị gout.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
- Đồ uống có cồn: Một trong những nguyên nhân nam giới mắc nhiều là do việc sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên như bia, rượu, chè…Khi uống đồ uống có cồn hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, lâu dài sẽ gây ra bệnh gout.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều hàm lượng purin như: thịt, cá, các loại nội tạng động vật…
- Không ăn các thức ăn, thực phẩm làm tăng lượng axit uric trong cơ thể như: nem chua, dưa hành muối….
Bệnh gout ăn gì tốt?
- Uống nước: Để loại bỏ, đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể thì uống nước là biện pháp vô cùng quan trọng. Người bị gout nên uống nước đầy đủ, tối thiểu 2.5 lít mỗi ngày để loại bỏ axit uric ra khỏi máu.
- Tích cực, tăng cường các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như: dưa leo, cà chua, củ sắn… và bổ sung các loại thực phẩm như ngũ cốc, táo, chuối…
- Nên ăn trứng, các sản phẩm từ sữa
- Bên cạnh việc ăn uống hợp lý người gout nên kết hợp chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm cải thiện sức khỏe cũng như xương khớp. Chú ý nên tập các bài thể thao phù hợp không quá sức. Một số bài tập tốt cho người bị gout như: yoga, đi bộ, đạp xe…
Trên đây là những thông tin hữu ích dành cho người bệnh gout. Hy vọng sẽ giúp cho người bệnh biết được bệnh gout kiêng ăn gì để mau chóng khỏi bệnh.
Be the first to write a comment.