Viêm amidan là bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh gặp nhiều ở trẻ từ 2 – 5 tuổi. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị triệt để sẽ gây ra một số biến chứng hoặc tiến triển thành viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày và khó điều trị. Vậy điều trị amidan hốc mủ như thế nào, thuốc nào đặc trị viêm amidan hốc mủ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ICondom nhé.
1. Viêm amidan là gì?
Amidan là một trong những tổ chức bạch huyết nằm ở hai bên thành họng, nó có nhiệm vụ ngăn chặn các tác nhân gây hại cho cơ thể xâm nhập vào qua vùng mũi – miệng – họng. Khi tổ chức amidan sưng to, tấy đỏ lên thì người ta gọi đó là viêm amidan. Nguyên nhân là khi vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi hoặc đường miệng đến họng sẽ gặp sự chống lại của các tổ chức bạch huyết trong họng. Các tế bào amidan lúc này phát triển mạnh, nếu thời gian kéo dài chúng sẽ phì đại và sưng đỏ lên.
Mặt khác, amidan nằm ngay ở vùng ngã tư hầu họng, tiếp xúc trực tiếp với môi trường rất nhiều, bề mặt amidan lại có nhiều khe hốc nên vi khuẩn, vi rút và các loại dịch dễ dàng động lại, tạo điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật sinh sôi phát triển và gây bệnh.
Cùng với sự ô nhiễm môi trường, cùng với sự kháng kháng sinh ngày càng tăng như hiện nay, tỷ lệ viêm amidan vẫn còn rất cao (khoảng 10% dân số), tỷ lệ viêm amidan tái phát cũng rất cao.
2. Các nguyên nhân gây viêm amidan
Do vi rút: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm amidan, các vi rút có thể gặp là vi rút sởi, cúm, ho gà…. Điển hình là vi rút Eppstein – Barr.
Do vi khuẩn: Trường hợp này chiếm 15 – 30% các trường hợp. Vi khuẩn thường gặp là liên cầu, phế cầu, đặc biệt là Strep hoặc Liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Các yếu tố thuận lợi là bụi khói, không khí hanh khô, trời lạnh, ô nhiễm môi trường, …
3. Triệu chứng viêm amidan
Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà viêm amidan sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhưng thông thường viêm amidan diễn biến qua ba giai đoạn như sau:
- Giai đoạn viêm amidan cấp: Bệnh xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày. Lúc này bệnh nhân có sốt, sốt 38 – 39,5 độ, người mệt mỏi, đau họng, giọng khàn, ho… Khám thấy họng đỏ, tuyến amidan sưng to.
- Giai đoạn viêm amidan mãn tính: Khi viêm amidan cấp tính không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm amidan mãn tính. Bệnh kéo dài quá 10 ngày, viêm amidan mãn làm bệnh nhân hay sốt vặt, họng tiết đờm là vướng họng, ho nhiều, hơi thở hôi, có thể nổi hạch ở cổ, góc hàm. Khám thấy họng đỏ, amidan sưng đỏ, có thể có những chấm trắng.
- Giai đoạn viêm amidan hốc mủ: Lúc này thường ít sốt, ngứa ngáy trong họng, ho nhiều, họng tiết nhiều đờm, miệng hôi. Khám thấy họng đỏ, amidan có những hốc mủ hoặc khi dùng tay ấn sẽ thấy mủ chảy ra.
4. Các phương pháp điều trị viêm amidan
Phẫu thuật: Chỉ nên phẫu thuật cắt amian khi viêm amidan tái phát nhiều lần, khi viêm amidan tái phát trên 5 – 6 lần/ năm, lúc này tuyến amidan không còn tác dụng bảo vệ cơ thể nữa.
Điều trị bằng thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà các bác sỹ sẽ chỉ định từng loại thuốc phù hợp. Nếu nguyên nhân do vi rút thì chỉ cần điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng. Còn nếu viêm amidan do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh ngay. Các nhóm thuốc hay dùng để điều trị viêm amidan là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm phù nề, thuốc hạ sốt giảm đau, thuốc làm dịu, sát khuẩn họng…
Tuy nhiên, hiện nay do thói quen sử dụng kháng sinh bừa bãi đã khiến bệnh kháng thuốc rất nhiều. Viêm amidan thường tái phát nhiều lần, hầu hết các trường hợp đều dẫn đến viêm amidan mãn tính, viêm amidan hốc mủ. Vậy thuốc nào điều trị được viêm amidan hốc mủ? Các loại thuốc sau đây hay được bác sỹ chỉ định để điều trị viêm amidan hốc mủ là:
- Kháng sinh: Thường được sử dụng là nhóm Beta Lactam, như Penicilin, Amoxcilin, Zinat, Arithromycin, Klamentin, Augmentin…. Đặc biệt nếu viêm Amidan do liên cầu khuẩn nhóm A cần dùng kháng sinh Penicilin ngay, nếu dị ứng kháng sinh thì thay bằng Erythromycin, sau đó tiêm Benzathin Penicilin để phòng biến chứng thấp tim.
- Thuốc chống viêm giảm phù nề: Alppha choay, Alphachymotripsin, Amitase…
Các loại thuốc trên phải dùng đủ liệu trình từ 7 – 10 ngày hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
- Các thuốc điều trị triệu chứng:
Thuốc hạ sốt giảm đau: Thường dùng nhất là Paracetamol hoặc các chế phẩm chứa Paracetamol.
Thuốc giảm ho
Thuốc làm dịu họng: Súc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ như Natrichlorid 0,9%, Natri Bicarbonat,… Hoặc dùng dung dịch sát khuẩn tại họng như Betadine, Lysopaine…
- Ngoài thuốc tây y thì hiện nay thuốc đông y cũng được khuyến khích sử dụng. Bởi vì thuốc tây y khó điều trị tận gốc bệnh lại gây nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể. Các thuốc có nguồn gốc đông y gia truyền hay được giới thiệu là Xạ can tán thống của Phúc minh Đường, thuốc đông y gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, An phế thang, Ích khí chỉ phế thang… và nhiều bài thuốc dân gian khác cũng được mọi người chia sẻ sử dụng, như quất, mật ong, xương sông..
Nhưng để điều trị hiệu quả nhất là nên đến các cơ sở chuyên khoa để khám, xác định nguyên nhân và điều trị triệt để theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Xem thêm: https://icondom.vn/cach-tri-viem-amidan-dan-gian-don-gian-hieu-qua/
Be the first to write a comment.